Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tựphụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?
“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổthẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tựphụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.
Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.
Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụxấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độkhách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”
Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thếnữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tựphụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thểbiến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.
Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tự phụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh.
1. Mở bài:
- Trong thời buổi hiện nay,khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập,thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
- Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.
- Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.
2. Thân bài:
a. Khái quát (dẫn dắt vào bài)
- Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.
b. Giải thích
- "Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.
- "Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
c. Phân tích, bàn luận
- Tự ti
- Biểu hiện
- Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.
- Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- Thiếu ý chí,không dám nghĩ, không dám làm.
- Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)
- Nguyên nhân
- Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.
- Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.
- Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai -> mặc cảm luôn nghĩ là người bỏ đi...
- Tác hại: Tự ti mang lại tác hại rất lớn
- Hình thành một lối sống không tốt.
- Không có ý thức vươn lên.
- Sống khép mình trước tập thể.
- Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt.
- Biểu hiện
- Tự phụ
- Biểu hiện
- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
- Nguyên nhân:
- Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái "tôi" của bản thân.
- Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
- Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị ngưòi khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của ngưòi khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
- Biểu hiện
d. Ý kiến đánh giá
- Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ như thế sẽ rất khó hoà nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém
- Cách khắc phục:
- Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn
- Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nổ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc
- Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
- Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-c34a1481.html#ixzz5W7wR8X1Z
--Tham khảo--
I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)
- Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
- Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
- Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)
- Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
- Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
- Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
- Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước
Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.Mỗicông dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúcđẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêuchí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp,càng đáng phải lên án gay gắt. Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguyhiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy củaViệt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta cũng đều có thểlà nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “conquỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức vớinhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấnđề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chụctriệu người trên thế giới. Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa ngườinghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộngđồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để gópphần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêudiệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phảilàm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy mộtngày,chúng có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội. Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thìcũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán.Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biế thưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm. Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọingười.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúngta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.
Ngày nay, đất nước Việt Namcủa chúng ta đang là một trong những quốc gia trên đà phát triển trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi chính thức gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO và tháng 11 năm 2008. Đời sống của mọi người dân đã và đang ngày càng được cải thiện; mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang được tăng dần lên trong những năm gần đây và đặc biệt là tỉ lệ số người thất nghiệp cũng đã được giảm đến mức thấp nhất… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế sau khi mở cửa thị trường với các nước phương Tây thì ta cũng phải đương đầu với những cơn lốc tệ nạn xã hội vốn là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế. Một trong số những tệ nạn xã hội đó là tệ nạn tiêm chích và buôn bán ma túy. Đây là một trong những tệ nạn nguy hiểm nhất trong các loại tệ nạn.
Ma túy là một danh từ dùng để chỉ chung cho tất cả các chất gây nghiện, tác động lên thần kinh trung ương tạo ra ảo giác. Ma túy vốn là một loại dược phẩm được sử dụng hợp pháp trong các bệnh viện để phục vụ cho việc chữa bệnh và đặc biệt là làm thuốc giảm đau sau những ca mổ lớn. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, cần sa tinh chế lại thành He – ro – in, Co – ca – in hay tổng hợp từ những loại dược chất có độc tố gây ảo giác như estasy, seduxen. Đặc điểm nổi bật nhất của ma túy là làm người sử dụng nó bị tê liệt hệ thần kinh đến mất đi tri giác, không còn biết đau đớn, cho dù bị lửa đốt hay kim châm đến chảy máu.
Ngoài ra, người sử dụng ma túy dù chỉ một lần cũng sẽ trở nên bị nghiện ngập. Nếu chúng ta cứ vô tư sử dụng chất ma túy một cách tuỳ tiện thì chúng ta sẽ tự biến mình thành nô lệ của nó. Nếu hằng ngày mà không tiêm chích ma túy thì người nghiện sẽ trở nên đau đớn vô cùng, đau vật vã, dữ dội đến mức mất lí trí tự cấu xé thể xác mình mà không hề cảm thấy đau đớn , thậm chí có thể giết người, cướp của, trộm cắp, tham gia tàng trữ buôn bán ma tuý… miễn sao có tiền để thỏa mãn được cơn nghiện. Vì vậy khi sử dụng ma túy, con người rất dễ vi phạm pháp luật và trở thành một mối nguy hiểm lớn cho xã hội cộng đồng. Việc tiêm chích ma túy còn là nguyên nhân chính phát sinh những căn bệnh nguy hiểm của thời đại như : HIV/AIDS.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiểm đối với mỗi cá nhân. Ma túy là một tệ nạn ảnh hướng xấu đến môi trường sống, xã hội cộng đồng. Báo chí đã từng đưa tin có biết bao nhiêu bi kịch gia đình đã xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ chất ma túy gây nghiện. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc. Nó làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma tuý sức khoẻ sẽ trở nên yếu dần, mất khả năng lao đđộng tư duy va` tư` đó họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng một thành phố về đêm với những con nghiện lang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm lý bất ổn thế nào cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài.
So sánh với các loại tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi truỵ, ma tuý chính là mối lo ngại hàng đầu trong xã hội. Nó góp phần làm mục ruỗng xã hội, băng hoại cả một thế hệ trẻ, suy giảm giống nòi …
Vậy, chúng ta phải cần phải làm gì để bài trừ loại tệ nạn nguy hiểm nói trên?
Để ngăn chặn tình trạng ma túy lan rộng,trong cá nhân mỗi người phải biết tự ý thức và nhắc nhở lẫn nhau tránh xa loại tệ nạn này. Bên cạnh đó, phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giữ cho đầu óc luôn luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn trên. Ngoài ra, chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với bác sĩ và các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở lại thành người hoàn lương, chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện, công ăn việc cho họ, không xa lánh họ để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta có thể cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “Hãy nói không với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, là một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết tiếp thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời cần bài trừ nhữnng cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu!
Tìm hiểu đề Chớ nên tự phụ
- Đề nêu lên vấn đề tự phụ.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích, khuyên nhủ không nên tự phụ.
- Khuynh hướng trong đề là phủ định.
- Đề đòi hỏi người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ. kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi, biết mình biết ta.
Xác định luận điểm: Chớ nên tự phụ
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại hôi xấu nhân cách bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho hản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.
2. Tìm luận cứ
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cá người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cô lập mình với người khác.
+ Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dỗ dẫn đen sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất hại thường tự ti.
- Tư phụ có hại cho:
+ Chính cá nhân người tự phụ.
+ Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta).
- Các dẫn chứng:
+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.
+ Có lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo:
Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém bất ngờ từ một viên tướng quân của hắn.
3. Xây dựng lập luận
Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tính cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
Học tốt nha
cho nen tu phu là j mình không hiểu