2. Soạn văn bài "Mẹ tôi"

3. So...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2017

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý…

Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín…

Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên… Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến “trong ngày đầu năm học”: tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ “Thực sự mẹ không lo lắng…” đến “cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”) là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:

- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.

- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.

- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.

4. Để viết được đoạn văn cần:

- Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em).

- Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.

- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.

19 tháng 8 2017

Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi".

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: "Hối hận", "Một lỗi lầm". Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

- "… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

- "…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

- "Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con".

- "Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn".

- "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

- Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ … Mẹ ngồi vá áo trước sân Vá bao mong ước tay sần mũi kim Bát canh đắng lá chân chim Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con. (Nguyễn Ngọc Oánh)

Tham khảo thêm:

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Mẹ tôi

  • Em hãy thay mặt nhân vật En-ri-cô trong bài văn Mẹ tôi (trích từ tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét-môn-đô đờ A-mi- xi) để viết một bức thư cho bố, bày tỏ sự ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với người mẹ kính yêu.

Các bài soạn văn lớp 7 hay khác:

  • Mục lục Soạn văn lớp 7 tập 1
  • Cổng trường mở ra
  • Mẹ tôi
  • Từ ghép
  • Liên kết trong văn bản
  • Cuộc chia tay của những con búp bê
  • Bố cục trong văn bản
  • Mạch lạc trong văn bản
  • Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
16 tháng 3 2017

soạn phần A hay B bạnucche

16 tháng 3 2017

Theo mình thì như thế này:

Ý nghĩa của:

Hạt giống tâm hồn là:nơi ươm mầm và tạo nên nhân phẩm của con người mình.

Qùa tặng cuộc sống là:món quà của cuộc sống này đã dành tặng cho chúng ta mà trong đó có những điều tốt đẹp,niềm vui và nỗi buồn.hihi

Chúc bạn học tốt nhé!haha

21 tháng 8 2017

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

21 tháng 8 2017

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

15 tháng 11 2016
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau 1 tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật củacon. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
15 tháng 11 2016

Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!

31 tháng 10 2017

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

1 tháng 11 2017

có thể ngắn hơn được ko

21 tháng 8 2016

                          Cuộc chia tay của nhưng con búp bê

Câu 1:Truyện viết về ai?Về việc gì ? Ai là nhân vật chính?

         Trả lời :

- Truyện viết về hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau, chia đồ chơi và chia tay cả trường lớp.

- Nhân vật chính là hai anh em

Câu 2: 

       Trả lời :

a, Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?

b, Tại sao tên truyện lại là " Cuộc chia tay của những con bút bê"? Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của chuyện ko?

         

a, Ngôi kể : Thứ nhất, số ít. Tác dụng : Đảm bảo tính khách quan đánh giá câu người kể , có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực , cảm động của chuyện, diễn tả sâu sắc những đau khổ , tình cảm trong sáng của hai anh em.

b, Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ , gợi sự trong sáng, ngây thơ, ngỗ nghĩnh . Trong truyện , chúng trong sáng ko có tội lỗi gì nhưng cũng phải chia tay như anh em Thành và Thủy

21 tháng 8 2016

mk ko soạn, nhưng mk sẽ hướng dẫn

bn chỉ cần nêu tác giả,trả lời các câu hỏi trong sgk ,...

mk chỉ bít zậy thôi

cô mk bày vậy đó

ko bít trường bn giống hông

27 tháng 8 2017

nhớ chỉ mình A hoạt động khởi động và C luyện tập nha D vận dụng e tìm tòi mở rộng

30 tháng 7 2018

phần 1: mẹ bắt hai anh em chia đồ chơi

phần 2: tình cảm của Thành và Thủy

phần 3: anh em Thành, Thủy chia đồ chơi

phần 4: Thủy đến lớp và chia tay bạn bè

phần 5: Thủy và Thành chia tay nhau

17 tháng 11 2017

câu

Phát biểu cảm nghĩ về “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh hoài-Văn lớp 7

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

17 tháng 11 2017

câu cNgười ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng kbCâu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

1 tháng 11 2017

"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.

Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.

– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.

Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:

– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?

Bố tôi cười:

– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.

Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.

Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.

Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.

Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.

Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.

Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.


1 tháng 11 2017

kham khảo

"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.

Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.

– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.

Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:

– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?

Bố tôi cười:

– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.

Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.

Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.

Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.

Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.

Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.

Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.