K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2016

Soạn bài : Luyện tập tạo lập văn bản

 
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
 
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
 
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nhớ lại kiến thức về văn bản, liên kết trong văn bản, bố cục của văn bản, mạch lạc trong văn bản và các bước tạo lập văn bản đã học ở bài trước để vận dụng             vào tạo lập văn bản.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Chuẩn bị ở nhà
- Đặt mình vào trong tình huống cụ thể (viết thư tham dự cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính quốc tế (UPU) tổ chức với mục đích: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình;
- Tự chọn một trong các đề tài: truyền thống lịch sử, cảnh sắc thiên nhiên, những nét đặc sắc về văn hoá, phong tục,...;
- Lập dàn bài chi tiết cho bức thư của mình;
- Viết thành bức thư hoàn chỉnh;
- Kiểm tra lại văn bản bức thư về bố cục, liên kết, mạch lạc, hình thức ngôn ngữ, ...;
- Có thể trao đổi dưới hình thức học nhóm để tự nhận xét cho nhau.
2. Thực hành trên lớp
a) Trao đổi theo tổ, đổi bài để đọc và nhận xét lẫn nhau;
b) Đọc văn bản tham khảo;
c) Tự điều chỉnh văn bản của mình.
3. Văn bản tham khảo:
… Friendship thân mến!
Tôi viết bức thư này cho bạn trên ngưỡng cửa của thế kỷ 21 khi chỉ còn ít phút nữa thôi cả thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Giờ phút chuyển giao sao mà thiêng liêng thế. Tôi muốn tình bạn của chúng ta được khởi đầu từ thời điểm thiêng liêng này.
 Nếu giờ này ở đất nước bạn và nhiều nơi trên trái đất mọi người đang tưng bừng đón tết thì ở nước tôi, tết Nguyên Đán mới là mùa lễ hội. Tết Nguyên Đán là Tết tính theo âm lịch (quan niệm về thời gian của người phương Đông). Đấy là Tết cổ truyền mang đậm bản sắc và văn hoá dân tộc với những phong vị côtruyeenf: "Thịt mỡ, dưa hàn, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" khiến ai đi xa đều hướng về quê hương mỗi độ xuân về. Chiều ba mươi thánh Chạp nhà nào cúng quây quần nấu bữa cơm tất niên, thắp hương cúng ông bà tổ tiên tỏ lòng thành kính biết ơn. Gần đến giao thừa, cả nhà tôi mặc đẹp, mẹ tôi lại mặc bộ áo dài tuyền thống thật duyên dáng cùng ra phố hoà vào dòng người đi đón giao thừa và hái lộc xuân bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Cành lộc xuân tượng tưng cho ước nghuyện năm mới may mắn, có nhiều tài, lộc, phúc đức. Tôi rất thích cùng ba, mẹ và em gái đi hái lộc để tận hưởng hương xuân trong đêm thanh bình. Đi chơi Tết, ngơừi lớn thường cho ít tiền lẻ vào bao đỏ mừng tuổi trẻ con, mong chúng hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Số tiền mừng tuổi ấy tôi cho vào con lơnk đất dành để mua quần áo, sách vở, riêng năm vừa rồi tôi đã ủng hộ tất cả cho các bạn học sinh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. bạn có thích được mừng tuổi không khi tôi kể cho bạn biết điều này?
Mới chỉ kể riêng cái Tết thôi dã thấy phong tục văn hoá nước tôi và nước bạn khác nhau rất nhiều. Lịch sử nước tôi là lịch sử của hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, vì thế hơn ở bất cứ đâu, người dân nước tôi rất khao khát hoà bình, độc lập để xay dựng đất nước giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà thủ đô Hà nội – Thủ đô nghìn năm văn hiến của tôi vừa đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hoà bình" do UN trao tặng. Chúng ta là công dân của hai nước có hoàn cảnh sống khác nhau, có niềm tự hào riêng về đất nước mình, gia đình mình nhưng chắc chắn chúng ta cùng gặp nhau tại một điểm: Tình bạn. Tìnhbạn sẽ gắn kết chúng ta lại trong một mái nhà chung, mái nhà hoà bình trên trái đất. Khi đó, những sự khác biệt sẽ làm phong phú thêm cho cuộc sống của chúng ta. Duy có sự khác biệt của giàu nghèo, thiện ác là chúng ta phải phấn đấu và kiên quyết loại trừ để thế kỷ 21 là thế kỷ hoà bình – hữu nghị quốc tế.
Friendship ơi! Khi tôi định nói lời tạm biệt thì mới chợt nghĩ làm sao bạn đọc được thư của tôi nhỉ? Tiếng Việt rất giàu và đẹp, người dân nước tôi có tâm hồn thơ ca và giàu lòng nhân ái. Mong rằng một ngày nào đó không xa, tôi sẽ được đón bạn đến thăm đất nước Việt Nam để tôi có dịp giới thiệu bạn với những người yêu quý nhất của tôi.
Chúc tình bạn của chúng ta đơm hoa kết trái. Chờ hồi âm của bạn.

Chào thân ái!

Bạn của bạn
 
28 tháng 11 2016

Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước
.


Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn

Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđivimùaxuân.đon2:tiếp theo...m hi liên hoan:cnhscvàkokhímùaxuâncađttrivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.



Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?


a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.

28 tháng 11 2016

thank bạn nhahihi

6 tháng 11 2016
 
Bạn đã bao giờ ăn kẹo mầm chưa? Loại kẹo mà ở những làng quê xưa, bọn trẻ chúng tôi thích nhất. Điều thú vị hơn là nó được đổi từ tóc rối. Bà tôi, mẹ tôi và các cô tôi, mỗi lần chải đầu, gội đầu lại chải ra được một tí tóc rối. Đó là những búp tóc chỉ bé bằng đầu ngón tay thôi, ai chải đầu được tý nào cũng cuộn lại, gài lên mái gianh trước cửa nhà. Có lẽ đó là một quy định chung cho mọi người phụ nữ trong nhà, do bà tôi, hoặc ông tôi ra lệnh từ bao giờ chúng tôi cũng không biết.

Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.

Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.

Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.

Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.

Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.

Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.

Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
 
 
17 tháng 12 2016

thank youhihi

15 tháng 12 2016
UYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
- Một số HS do ít được tiếp xúc với hình thức chữ viết của từ (ít đọc sách báo) nên khi nói – viết, đã thể hiện sai hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ.
Ví dụ: Từ lãng mạn được nói - viết thành lãng mạng; từ xán lạn được nói – viết thành xán lạng, sáng lạng, xáng lạng; từ man mác thành mang mác; từ tham quan thành thăm quan...
– Một số HS do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương nên đã viết sai chính tả một số từ. Ví dụ: xâu xắc (viết đúng: sâu sắc); suy nghỉ (suy nghĩ); dùi đầu (vùi đầu); Buông Ma Thuộc (Buôn Ma Thuột)…
Vì vậy, khi sử dụng từ (nói hoặc viết), ta cần sử dụng đúng hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ.
2. Sử dụng đúng nghĩa
Sở dĩ có hiện tượng sử dụng sai nghĩa chủ yếu do không nắm chắc nghĩa của từ, không phân biệt được các sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng... của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Vì vậy, có hiện tượng viết những câu có từ dùng sai nghĩa (từ in chữ đậm), như:
a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
b) Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.
c) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.
d) Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình băng băng trong lửa đạn.
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
Dùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ nghĩa là dùng từ phù hợp với những đặc điểm từ loại, phù hợp với khả năng kết hợp của từ, khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu - của từ. Do đó, những câu kiểu như: Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. là không chấp nhận được. Bởi vì hào quang là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ. Muốn sửa câu này, có thể thay từ hào quang bằng từ hào nhoáng, hoặc từ bóng bẩy. Như vậy, dùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ là một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra mà các em cần phải chú ý.
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp
Sắc thái biểu cảm chính là sắc thái về tình cảm, thái độ... được thể hiện trong từ, ẩn chứa trong từ. Dùng từ đúng với sắc thái biểu cảm, phù hợp với đối tượng giao tiếp, vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp... là những yêu cầu quan trọng mà chủ thể nói năng (người nói) phải lưu ý. Do đó, dùng từ lãnh đạo trong câu "Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạosang xâm lược nước ta" là đã không đảm bảo được các yêu cầu nói trên. Bởi vì, từ lãnh đạo mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực, không phù hợp để nói về kẻ xâm lược. Từ này có thể thay bằng từ cầm đầu.
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
Từ địa phương nếu được sử dụng một cách hợp lí trong văn bản, nhằm gợi không khí, màu sắc địa phương thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu lạm dụng từ địa phương hoặc dùng không đúng chỗ thì không thể chấp nhận. Bởi vì từ địa phương gây khó hiểu cho người ở vùng khác, hoặc không phù hợp với đặc điểm về ngôn ngữ của một số loại văn bản (Ví dụ: trong tác phẩm văn học có thể dùng từ địa phương ở mức độ hợp lí, nhưng trong các văn bản hành chính, báo chí... và cả các bài tập làm văn của HS đều không nên dùng từ địa phương).
Việc lạm dụng từ Hán Việt trong bất cứ loại văn bản nào đều không nên. Bởi vì, nếu dùng nhiều từ Hán Việt sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bài văn sẽ thiếu trong sáng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc kĩ các bài tập làm văn của mình, tìm các loại lỗi về dùng từ trong từng bài viết. Sau đó, chia các lỗi dùng từ này thành 5 loại, tương ứng với 5 nguyên tắc dùng từ đã nêu ở trên. Cuối cùng, lần lượt sửa từng loại lỗi.
2. Trao đổi bài tập làm văn của mình với một bạn trong cùng lớp, chú ý tìm các lỗi về dùng từ, rồi phân các lỗi ấy thành 3 loại (dùng không đúng nghĩa; dùng không đúng tính chất ngữ pháp; dùng không đúng sắc thái biểu cảm và tình huống giao tiếp) và trao đổi với bạn về cách sửa các lỗi này.
 
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
1. Đối chiếu tác phẩm để điền tên tác giả cho chính xác:

Tác phẩm

Tác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
2. Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng và tình cảm được biểu hiện:

Tác phẩm

Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam
 
ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa
 
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
 
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya
 
Tình yêu thiênnhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
3. Sắp xếp để tên tác phẩm(hoặc đoạn trích khớp với thể thơ):

Tác phẩm

Thể thơ
Sau phút chia li
Song thất lục bát
Qua đèo Ngang
Bát cú đường luật
Bài ca Côn Sơn
Lục bát
Tiếng gà trưa
Thể thơ khác
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thể thơ khác
Sông núi nước Nam
Tuyệt cú
4. Các ý kiến không chính xác là: a, e, i, k.
5. Điền vào chỗ trống:
a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thểtruyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
 
c) Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.
 
 
15 tháng 12 2016

batngodai quá

23 tháng 10 2016

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

 

Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Nguyên văn chữ Hán:
 
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
 
Dịch thơ:
 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
 
Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo.
 
Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.
 
Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ.
Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy chục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông… Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng lạ ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muôn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:
 
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).
 
Đây là bài thơ tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.
 
Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.
 
Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).
 
Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.
 
Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng, vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.
 
Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
 
Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.
 
Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
 
Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.
 

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

 
Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)
– Đê (đầu) – tư (cố hương).
 
Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thông nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ.
 
Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu rút gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ – đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tứ, ta có hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sông và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình.
 
Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.
 
Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
 
Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét về bài thơ này như sau: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng Ịà bài Tĩnh dạ tứ ấy”.
23 tháng 10 2016

Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu thôi mà !!!!!khocroikhocroikhocroikhocroi

10 tháng 11 2016

/hoi-dap/question/122957.html

25 tháng 11 2016

- may :

Nghĩa 1 : gió heo may

Nghĩa 2 : may quần áo

- đồng

Nghĩa 1 : đồng tiền

Nghĩa 2 : cánh đồng

ĐẶT CÂU

May1 : Gió heo may là 1 loại gió nhẹ và khô, thường có vào mùa thu.

May2 : Mẹ tôi đang may quần áo.

Đồng1 : Đồng tiền là đơn vị tiền tệ của Việt Nam

Đồng2 : Cánh đồng lúa như một tấm thảm màu xanh non trải dài bất tận

25 tháng 11 2016

camonhehe

22 tháng 12 2016

Chủ đề quê hương đất nước:

Quê em rừng cọ, đồi chè

Chiều về tiếng sáo, tiếng ve đong đầy

Quê em con người thơ ngây

Ngày thêm đổi mới, cuộc đời ấm no.

22 tháng 12 2016

hay

cx đc đó

3 tháng 12 2016

bn ơi làm thơ chứ k phải à sưu tầm nha^^^

đù sao cg cảm ơn bn!!!

 

26 tháng 10 2016

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!





 

26 tháng 10 2016

đâu là mở đâu là kết z bn