K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. nghị luận

2. Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

3. Nội dung chính của đoạn văn là nêu lên truyền thống yêu nước từ bao đời này của nhân dân ta.

4.- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

- Bổ sung thông tin về thời gian trong câu văn

 

3 tháng 8 2018

1. sử dụng phép so sánh .

tác dụng: sử dụng biện pháp so sánh khiến cho con suối róc rách trở nên gần gũi với con người , mang sức sống trẻ trung, đầy sức sống. Tiếng suối xa vang vọng như tiếng hát cô gái chỉ đường trong rừng khuya Việt Bắc, trong thơ như có âm nhạc.

2. nghệ thuật so sánh. 

sử dụng các động từ, tính từ miêu tả ( lướt qua, nhấn chìm, sôi nổi, mạnh mẽ,..) nhằm để nhấn mạnh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân việt nam ta từ xưa đến nay.

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0
5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .Câu 1 : Đoạn trích...
Đọc tiếp

ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 

Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .

Câu 1 : Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2 : Tìm các từ láy trong đoạn văn . 

Câu 3 : Tìm các động từ và nhận xét về cách sử dụng các động từ ấy gây ấn tượng gì cho người đọc ?

Câu 4 : Xác định câu chủ đề mang ý nghĩa quan trọng của đoạn trích trên .

Cậu 5 : Đoạn văn trên kể về nhân vật nào ? Ý nghĩa của nhân vật này trong tác phẩm.

Câu 6 : Viết đoạn văn độ dài 12 - 15 câu . Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật trong đoạn trích trên . Trong đoạn văn có sử dụng từ láy , động từ . ( Gạch chân dưới một từ láy , động từ )

GẤP LẮM LUN Ý !!!!!!! BẠN NÀO HỢP LÍ NHẤT VÀ NHANH NHẤT THÌ MK SẼ TICK !!!!! CẢM ƠN TRƯỚC !!!!!

0
1 ĐỌC HIỂUSơn Tinh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngắn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vững vàng mà Thủy Tinh đã  kiệt sức . Thần Nước đánh rút quân1 nêu ý chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn2 chỉ ra các...
Đọc tiếp

1 ĐỌC HIỂU

Sơn Tinh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngắn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vững vàng mà Thủy Tinh đã  kiệt sức . Thần Nước đánh rút quân

1 nêu ý chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn

2 chỉ ra các động từ trong đoạn văn trên

3 giải thích các nghĩa của từ nao núng được dùng trong đoạn văn 

4 qua đoạn văn , nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ gì

2 LÀM VĂN

1 từ đoạn văn ở phần đọc hiểu , tác giả mốn dân gian thông qua nhân vật Sơn Tinh để phản ánh những gì trong cuộc sống thực tế , hãy viết đoạn văn từ 5 đến 6 câu

2 kể lại truyện dân gian mà bạn thích bằng lời văn của bạn

1
29 tháng 10 2023

s