Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dưới ngòi bút sâu sắc, chọn lọc và tinh tế của nhà văn Phạm Văn Đồng, đức tính giản dị của Bác Hồ như hiện lên đôi mắt tôi. Ông làm tôi nhớ lại một người cha, một vị lãnh tụ dân tộc, một người con có lòng yêu nước nồng nàn, có nhiều đức tính tốt, trong đó có giản dị và tiết kiệm. Cách giản dị của Người đẹp cả trong cách sống, mối quan hệ xã hội đến lời nói, văn thơ trữ tình. Bác sống giản dị, nhưng giản dị theo kiểu sôi nổi, phong phú, sống trọn đời vì dân, vì nước. Là một vị chủ tịch nước vĩ đại, Bác không tham vọng hào quang, phú quý, mà làm tròn trọng trách của mình, quan tâm hết mình đến nhân dân,..... Giống người bạn đồng hành, một người đồng chí chiến đấu của Bác, Phạm Văn Đồng có những lời nhận xét về đức tính giản dị của Bác vô cùng sâu sắc, đúng đắn, chính xác, bày tỏ long biết ơn của mình, nhân dân đối với Bác. Đức tính giản dị của Bác được đời đời noi gương, nó phù hợp với mọi thời đại, mọi hoàn cảnh. Đến nét viết cuối cùng của nhà văn, tôi học được ở Bác đức tính giản dị, tính tiết kiệm, lòng yêu nước, yêu thương mọi người. Bác mãi là tấm gương sáng cho tất cả mọi người trên thế giwosi noi theo.
:) bài này mk tự làm nhé bạn, ko hay nên có j cậu tự sửa nghe
Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.
Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.
Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.
Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.
Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.
Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.
Có một loài cây chẳng được ngợi ca trong văn, thơ cũng chẳng mấy ai nhớ đến trong sự quý trọng. Có lẻ bắt đầu từ cái tên quê mùa, khắc khổ của nó mà người ta không muốn nhắc đến hay bởi sự chua chát từng có trong đời nó giành hết phần mình? Ấy vậy mà nó lại là loài cây gắn bó cả tuổi thơ tôi, dắt tôi qua hết năm dài tháng rộng của những kỉ niệm ngọt, bùi, cay, đắng. Cây bần ổi của quê nội thân yêu!
Ai cũng có quyền yêu quý một điều gì đó của riêng mình mà không rõ lí do. Tôi yêu cây bần từ cái tên dân gian của nó. Nội tôi bảo bần là nghèo khổ là bần cùng, chắc vậy mà người dân quê tôi ai cũng ngại khi có cây bần mọc phía trước nhà. Chúng chỉ dám âm thầm lớn lên ở sau hè, sau vườn hoặc ven bờ đất lở. Cây bần của bà tôi nằm cạnh hông nhà vươn vai to lớn không thua gì cây xoài, cây ổi. Cây không cao nhưng tán rộng đủ để chị em tôi riu rít trèo hái trái mỗi ngày. Tôi nhớ từng hình dáng của cành, từng vết sẹo trên thân cây như nhớ những nếp nhăn in hằng trên trán nội. Tôi thương thân cây côi cút như chú chim sâu mất mẹ, thương những chiếc lá vàng lìa cành khi đông đến. Lá bần tròn trĩnh cứng cáp như chiếc bánh tráng lũ trẻ thường ăn. Trái bần chỉ có hai vị chát khi bần còn non và chua khi bần đã già, chín. Không giống với vị chua của bất cứ trái chua nào, bần chua rất thanh khiến những người kén chua không thể ăn nổi nhưng lại là món ngon của những đứa trẻ nghèo chúng tôi. Có ai yêu và đồng cảm với loài cây này mới cảm nhận được vị ngọt ẩn sâu bên trong cái chua của nó như người ta tìm được sự ngọt bùi của nghĩa tình trong cái nghèo khó, khô cằn của đất. Để có được hàng trăm, hàng nghìn trái, cây đã ra bằng ngần số hoa ấy. Hoa bần đẹp không vì màu sắc rực rỡ cũng không phải cánh hoa xinh tươi. Cả hai thứ ấy hoa bần đều không có, bởi hoa chỉ là những sợi tơ trắng mềm như sợi bún gắn vào đài hoa. Hoa kết trái, sợi hoa rụng trắng gốc bần như mái tóc trắng của bà, cây buồn bã thở than giã từ hoa, cơn gió lạ cuốn theo hoa bay mất.
Trái bần không chỉ là món ăn vặt của lũ trẻ mà còn là món ăn của các chị, các mẹ. Không có món nào khiến một bầu thỏa mãn vị giác bằng trái bần chua. Mẹ tôi vẫn thường hái những trái bần chín để nấu canh chua cá chốt, cá rô. Cha tôi thì thích món cá sặc kho lạt bỏ vào ít lát bần chua, dầm với ớt.
Cây bần già nhà tôi đã bao mùa thay lá, bao mùa ra hoa, kết quả, bao mùa hứng chịu những thay đổi bất thường của thời tiết và cũng bao lần chứng kiến những thay đổi của cuộc đời. Đó cũng là ngần ấy thời gian chúng tôi gắn bó bên nhau như một bà lão hàng xóm tốt bụng với lũ trẻ nhà bên. Chẳng có đứa trẻ nào khi chúng có thức ăn ngon, bánh kẹo nhiều lại nhớ đến những trái bần chua. Ngày ấy, xóm chúng tôi chỉ có vài nóc nhà ngói nhưng hầu hết trẻ em đều thiếu thốn như nhau. Chúng tôi bày nhà chòi dưới gốc bần mát, nhặt lá bần làm bánh tráng, hoa bần làm bún. Buổi trưa không ngủ, chúng tôi đã có trái bần chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà vì cay. Vậy mà vài ba đứa ăn hết cả rổ bần, chúng tôi ăn rất ngon như cách những đứa trẻ thành thì ăn gà rán hay bánh cuốn. Tôi là một cô bé hay tủi thân và nhạy cảm, có lúc nghĩ đời mình như cây bần lẻ loi ngoài hè nên có chuyện gì buồn tôi lại ra góc hè ngồi khóc với cây. Cây ơi! Cây có hiểu điều gì không mà cành rung nhè nhẹ. Có lần nghe bác tôi bảo bà chặt cây bần đi, ai lại trồng cây nghèo khổ cạnh nhà. Tối đó ba chị em tôi ngồi mãi dưới gốc cây không đứa nào chịu vào nhà ngủ, đến khi cha tôi hứa sẽ không chặt cây nữa. Chị em tôi không có đồ chơi, chiếc thuyền em tôi làm bằng bẹ dừa nước, đồ chơi nhà chòi là ráo dừa, vỏ sò vỏ ốc. Cây bần là công viên của riêng chúng tôi, ở đấy chúng tôi thỏa thích leo trèo. Trên cành cây cao nhất, có cô bé hay nhắm mắt mơ về một ngày mai trở thành cô giáo giúp cha mẹ thoát nghèo để cây bần không còn tủi thân khóc cho những mùa lá rụng.
Nay cô bé ngày xưa đã trở thành cô giáo, mái tóc trắng của bà đã ngủ yên. Cây bần già vẫn giữ lời hứa hẹn đứng đó chờ đợi người đi trở về. Cạnh cây bần ngôi nhà lá đơn sơ đã thay bằng tường trắng vôi xanh. Chắc lũ trẻ quê giờ chẳng ai thích thú với món ăn vặt ấy nữa nhưng cây vẫn lặng lẽ ra hoa, âm thầm kết trái.
Cây ơi! Cây nhớ gì không bao tháng ngày đã mất? Cây thương gì không mà im lìm trông ngóng? Cây nghĩ gì không mà lặng lẽ thở dài? Cây có biết dù ở nơi xa nhưng cô bé ngày xưa vẫn mong ngóng ngày về, vẫn nhớ lời hẹn ước. Cây ơi! Chờ tôi nhé!
Cha có dáng người cao và gầy do phải làm nhiều việc cực nhọc . Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
vi mimh luoi viet nen thong cam nhebạn tìm ở trong những bài văn mẫu 7 ấy
Nhà em ở khu vực nông thôn nên có những khoảng trống của đất rất rộng, vì vậy mà nhà em cũng như tất cả các cô, các bác trong thôn đều xây dựng cho mình một khu vườn thật rộng lớn, thoáng mát. Ở trong khu vườn đó sẽ được trồng rất nhiều loại cây, tùy theo sở thích của từng gia đình. Nhà em cũng có một khu vườn rất rộng với đủ loại cây cối, nuôi các loại vật nuôi hữu ích như: gà, vịt…. Em rất yêu khu vườn của nhà em vì nó rất đẹp và nó nó luôn mang đến cho em một cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi.
Có lẽ những bạn học ở thành phố sẽ trở nên vô cùng lạ lẫm với những khu vườn. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, em sẽ giới thiệu qua về khu vườn nhà mình cũng như những khu vườn nói chung. Vườn là khoảng đất trống trong mỗi gia đình, ở đó thường là không gian ở trước hoặc sau ngôi nhà. Trong khu vườn thì những người nông dân sẽ trồng các loại cây ăn quả như: chuối, xoài, mít, cam… và cũng có thể trồng các loại rau ăn như: rau cải, rau muống, giàn bầu, giàn mướp; có thể đào ao thả cá, có thể xây chuồng để nuôi các loại gia súc, gia cầm như: vịt, gà, lợn, baba…
Nói chung, tùy theo sở thích cá nhân của mỗi gia đình mà những loài cây, con vật xuất hiện trong những khu vườn ấy cũng khác nhau. Còn đối với khu vườn nhà em thì có trồng trọt và cũng chăn nuôi rất nhiều loài vật dễ thương, đáng yêu. Khu vườn nhà em rất rộng, khoảng năm mươi mét vuông, nằm ở sau ngôi nhà của em. Để nuôi các loài vật nên bố em đã xây tường xung quanh khu vườn, trước hết có thể kể đến đó chính là các loại cây ăn quả. Vì vườn rộng nên bố em đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cũng một phần vì chúng em rất thích ăn hoa quả tươi nên mỗi lần đi đâu đó thì bố em thường mang về một loài cây mới.
Nhà em trồng các loài cây như: xoài, bưởi, nhãn, vải, táo…màu nào thức ấy, hoa quả trong vườn nhà em ra quanh năm, vì vậy mà trong nhà, sau mỗi bữa cơm, gia đình em đều được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả tươi ngon. Trong tất cả các loại hoa quả thì em yêu thích nhất chính là quả chuối vì chuối rất ngọt và thơm, hơn nữa chuối còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn chuối sẽ làm cho sức khỏe của em và những người trong gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngoài trồng các loài cây ăn quả thì phía bắc khu vườn mẹ em cũng trồng rất nhiều loại rau xanh như: rau cải, rau muống, rau đay… gần bờ tường bố em còn mắc một cái giàn bằng tre để trồng quả mướp, quả bầu…. Vì vậy mà ngoài hoa quả tươi, nhà em còn có rau xạch phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loài cây thì trong khu vườn nhà em còn trồng một giàn hoa thiên lí, mỗi khi hoa nở cả một khu vườn ngát hương thơm, đặc biệt hơn nữa là hoa thiên lí có thể dùng để làm thức ăn, mẹ em thường hái hoa thiên lí để nấu canh giải nhiệt cho cả nhà, bên cạnh giàn thiên lí là khóm hoa hồng rất lớn, tuy hoa không to và thẳng như những cành hoa bán ở chợ nhưng hoa nhà em lại rất thơm, màu sắc cũng rất đẹp nữa.
Khoảng đất rộng trong khu vườn nhà em còn dùng để nuôi các loại vật nuôi như: gà, vịt… hàng ngày đàn gà con vẫn dẫn nhau ra vườn kiếm ăn,tiếng gà mẹ cục cục, gà con thì kêu chiêm chiếp vô cùng vui tai. Chúng kiếm những con sâu, những hạt thóc vươn và những ngọn cỏ non để ăn. Còn vịt thì chúng bơi ở trong ao cá gần đấy, trong ao bố em thả nhiều loại cá như cá chép, cá trôi, cá trắm…. Một năm nhà em thu hoạch được hai lần, mỗi lần đều có rất nhiều cá.
Khu vườn chính là một không gian mà em vô cùng yêu thích, vì ở đó lúc nào cũng có bóng râm rợp bóng, dù trời có nắng đến đâu thì khi ra khu vườn em đều cảm thấy khoan khoái, thoải mái lạ thường. Hơn nữa, khu vườn có những âm thanh của tự nhiên vô cùng bắt tai, không chỉ là tiếng gà mẹ gọi gà con mà còn là tiếng ve sầu vang vọng trên những cành cây, tiếng chim ríu ríu trên những tán cây xa xa, tất cả hợp lại với nhau như một bản nhạc giao hưởng trầm bổng. Mỗi khi có chuyện gì buồn, chỉ cần ra vườn ngắm nhìn mọi thứ xung quanh thì em như cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Em rất yêu khu vườn nhà em, vì ở đó có rất nhiều cây cối cùng quần tụ vui vẻ, không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho gia đình em những sản phẩm vô cùng tươi ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là nơi em thư dãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật, mà nhiều trong số đó mang lại nhiều thu nhập cho gia đình em. Vì vậy mà em rất tự hào kể với các bạn về không gian khu vườn nhà mình, cũng là không gian riêng tư của một mình em.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, chợ búa vẫn đông người, những bông hoa trong vườn vẫn nở,.. mọi chuyện vẫn xảy ra như thường lệ nhưng tôi phải trải qua 1 cuộc chia tay với " máu thịt" trong chốc lát .Chiếc xe ấy cũng chỉ vừa mới đi đây thôi, tôi vẫn nghe thấy tiếng nổ máy. Căn nhà trống trải, ko chút tiếng cười này lại làm cho tâm hồn tôi như vừa bị một con dao to xía vào lòng . Vậy là từ nay, tôi ko đc sống trong tình thương anh em nữa sao, ko đc Thủy vá áo, ko đc Thủy cho chơi búp bê , thậm chí tôi ko thể nghe tiếng nói của Thủy và có lẽ ko bao giờ đc gặp nó nữa . Nó đã đi vói mẹ và giã từ tôi . Anh em tôi từ khi mới lọt lòng chưa bao giờ tưởng tượng đc chuyện kinh hoàng ngày hôm nay đã xảy ra, bố mẹ li hôn, tình anh em chia hai,gia đình tan nát cũng bởi chính hạnh phúc riêng của bố mẹ tôi , tôi và nó có rất nhiều kí ức đẹp trong quá khứ mà tôi ko đủ can đảm để lật lại chi tiết, tôi chỉ sợ lúc đó nước mắt lại trào ra thôi, bây giờ tôi cũng đang kìm nén lắm. Tôi kìm nén những hạnh phúc ngây thơ, trong sáng mà khờ dại của tuổi thơ tôi kìm nén những kỉ niệm mà tôi cùng nó trải qua giữa dòng đời xuôi ngược . Vậy mà trải qua bao nhiêu , kết cục lại khiến cả hai phải gánh chịu. Thật khó tin nhưng đay là sự thật. Tôi từ nay ở với bố, nó đã đi về ngoại với mẹ.
chúc bạn học tốt
Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc. Từ xưa đến nay, lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,… vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, nhưng tinh thần yêu nước vẫn luôn khắc họa trong lòng mỗi người con Việt. Những bác nông dân chân lấm tay bùn vất vả làm ra hạt gạo, những anh hải quân phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên, hay những đứa trẻ - mầm non của đất nước – đang thi đua nhau học tập thật tốt để sau này xây dựng nước nhà,… Tinh thần yêu nước còn được thể hiện qua những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, giữ gìn môi trường, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm này, tuy khác nhau, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Đó là những nỗ lực, cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là một thứ tình càm thiêng liêng, cao cả, nó cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như mênh mông , rộng lớn hơn, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì.
- Từ láy : hớn hở
- Quan hệ từ : của
- Cặp từ đồng nghĩa : mênh mông = rộng lớn
- Cặp từ trái nghĩa : trở về >< đi
Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.
-Từ láy : nhấp nhô
-Quan hệ từ : và
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 1. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn . Nhiều buổi tối, em giở vở, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Vy gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Mình chúc bạn học tốt nhe !
Có ai ko giúp em với