K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
13 tháng 6 2020

Gió Đông cực là gió thổi từ khoảng các vĩ độ .......... về khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam

A.30o Bắc B.30o Nam C.0o D.900 Bắc và Nam

1 tháng 6 2017

- Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

- Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).

1 tháng 6 2017

- Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

- Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).



1 tháng 6 2017

Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.

- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.



1 tháng 6 2017

- Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là gió Tín phong.

- Cũng từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là loại gió Tây.

1. Vùng nội chí tuyến nằm ở: A. Giữa chí tuyến và vòng cực B. Từ vòng cực đén cực C. Giữa 2 vòng cực D. Giữa 2 chí tuyến 2. Tín phong là loại gió hoạt động ở giới hạn: A. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo B. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lển khoảng vĩ đọ 60o Bắc và Nam C. Khoảng các vĩ độ 90o Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam D. Khoảng các vĩ...
Đọc tiếp

1. Vùng nội chí tuyến nằm ở:

A. Giữa chí tuyến và vòng cực

B. Từ vòng cực đén cực

C. Giữa 2 vòng cực

D. Giữa 2 chí tuyến

2. Tín phong là loại gió hoạt động ở giới hạn:

A. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo

B. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lển khoảng vĩ đọ 60o Bắc và Nam

C. Khoảng các vĩ độ 90o Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam

D. Khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam về 2 cực

3. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí là:

A. Áp suất

B. Độ ẩm

C. Thể tích

D. Nhiệt độ

4. Càng lên cao không khí thay đổi như nào?

A. Tăng tối đa

B. Không đổi

C. Càng giảm

D. Càng tăng

5. Gios là sự chuyển động của không khí từ:

A. Từ áp cao đến áp thấp

B. Từ áp thấp đến áp cao

C. Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao

D. Từ thấp lên cao

1
4 tháng 3 2020

1.D 2.A 3.D 4.C 5.A

27 tháng 2 2017

1) Gió Tín Phong

2) Gió Tây

3) Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 30° Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến (vĩ độ 30° Bắc và Nam) và áp thấp xích đạo.

4) Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 30° Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60° Bắc và Nam là do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới (60° Bắc và Nam).

5)

- Khí áp trên trái đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đi về 2 cực Bắc và Nam.
- Gió Tín phong: là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 66 độ Bắc và 60 độ Nam.
Câu 1: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích...
Đọc tiếp

Câu 1: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:

A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp

B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp

C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp

D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp

Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Tín Phong.

C. Gió mùa đông Bắc.

D. Gió mùa đông Nam.

Câu 4: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

A. Gió Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 5: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:

A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.

B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 6: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:

A. 4 B. 5

C. 6 D. 7

Câu 7: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu:

A. 0o, 60o B. 0o, 30o

C. 0o, 90o D. 30o, 90o

Câu 8: Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ

A. 30o, 90o B. 0o, 30o

C. 0o, 60o D. 0o, 90o

Câu 9: Không khí luôn luôn chuyển động từ:

A. Nơi áp thấp về nơi áp cao. B. Biển vào đất liền.

C. Nơi áp cao về nơi áp thấp. D. Đất liền ra biển.

Câu 10: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?

A. Gió núi - thung lung B. Gió Phơn

C. Gió Mậu Dịch D. Gió Đông cực

1
9 tháng 4 2020

Câu 1 : A

Câu 2 : C

Câu 3 : B

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : D

Câu 7 : A

Câu 8 : A

Câu 9 : C

Câu 10 : C

~ Chúc bạn học tốt ~

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất. - Khí áp là .................................................................................................................................. + Dụng cụ đo: ................................ + Đơn vị đo: ................................... - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực. + Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00...
Đọc tiếp

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất.

- Khí áp là ..................................................................................................................................

+ Dụng cụ đo: ................................

+ Đơn vị đo: ...................................

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.

+ Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

+ Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam (Cực Bắc và cực Nam).

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.

a. Gió.

- Gió là .......................................................................................................................................

* Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất:

- Gió Tín phong:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo (Đai áp thấp xích đạo).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

- Gió Tây ôn đới:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc.

- Gió Đông cực:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

b. Hoàn lưu khí quyển.

Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

CÂU HỎI CỦNG CỐ

Câu 1: Đọc kĩ bài 19 trong sách giáo khoa và điền vào chỗ chấm chấm chấm (.....) để hoàn chỉnh nội dung bài?

Câu 2:Hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất, trên đó hãy xác định các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

0
31 tháng 5 2017

+ Ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng, do đó độ dài ban đêm là 24 giờ.

+ Ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33’B nàm trên đoạn thẳng hoàn toàn bị khuất bóng do đó độ dài ban đêm là 24 giờ; điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33'N nằm trên đoạn thẳng hoàn toàn được chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ.

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.



1- Là Tín phong

2- Là Tây ôn đới