Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là NaCl.
PT: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow AgCl_{\downarrow}+NaNO_3\)
+ Nếu xuất hiện kết tủa vàng nhạt, đó là NaBr.
PT: \(NaBr+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgBr_{\downarrow}\)
+ Nếu xuất hiện kết tủa vàng đậm, đó là NaI.
PT: \(NaI+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgI_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NaF.
_ Dán nhãn.
b, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Na2SO4.
PT: \(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NaCl, NaBr và NaNO3 (1).
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là NaCl.
PT: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu xuất hiện kết tủa vàng nhạt, đó là NaBr.
PT: \(NaBr+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgBr_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3.
_ Dán nhãn.
c, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử vào ống nghiệm chứa dd HCl.
+ Nếu có khí không màu thoát ra, đó là K2CO3.
PT: \(K_2CO_3+2HCl\rightarrow2KCl+H_2O+CO_2\uparrow\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là KCl, K2SO4. (1)
_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là K2SO4.
PT: \(BaCl_2+K_2SO_4\rightarrow2KCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là KCl.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
Hicc, sau khi gõ một hồi thì loạn cả mắt, nhìn phần c thiếu mất KI.
Bổ sung:
_ Ở thí nghiệm 1, KI không hiện tượng, xếp vào nhóm (1)
_ Ở thí nghiệm 2, KI không hiện tượng, xếp KCl và KI vào nhóm (2).
_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là KCl.
PT: \(KCl+AgNO_3\rightarrow KNO_3+AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu xuất hiện kết tủa vàng, đó là KI.
PT: \(KI+AgNO_3\rightarrow KNO_3+AgI_{\downarrow}\)
Lần sau bạn nên đăng tách từng phần ra nhé!
a) B1: nhúng quỳ tím vào các chất
+) quỳ hóa đỏ => HCl
+)quỳ hóa xanh => NaOH
+ ko đổi màu : ( NaCl ; KNO3)
B2 : cho dd AgNO3 vào chất ko làm quỳ đổi màu
+) mẫu xuất hiện kết tủa trắng là NaCl
+ ko có hiện tượng là KNO3
PTHH :
AgNO3 + NaCl ---> AgCl + NaNO3
b) B1 : Nhúng quỳ tím vào mẫu
+) ko đỏi màu : KI , NaCl
+ ) Qùy hóa đỏ : HCl ; H2SO4
B2: Ởphần quỳ tím ko đổi màu , cho dd AgNO3 vào
+ ) xuất hiện kết tủa Vàng cam => KI ; PTHH : KI + AgNO3 ---> AgI + KNO3
+) xuất hiện kết tủa trắng => NaCl ;PTHH : NaCl + AgNO3 ---> AgCl + NaNO3
Ở phần làm quỳ hóa đỏ , cho dd Ba(OH)2 vào
+) xuất hiện kết tủa là H2SO4 : PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 ----> BaSO4 + 2H2O
+) Ko có hiện tượng là HCl
c) B1: Nhúng quỳ tím vào các chất
+) quỳ hóa đỏ : HCl ; HBr
+) quỳ hóa xanh : NaOH
+) Qùy ko đổi màu : NaCl
B2: Cho dd AgNO3 vào phần làm quỳ hóa đỏ
+) xuất hiện kết tủa vàng nhạt : HBr ; PTHH : HBr + AgNO3 ---> AgBr + HNO3
+) xuất hiện kết tủa trắng : HCl ; PTHH : HCl + AgNO3 ---> AgCl + HNO3
d) B1 : Cho đ AgNO3 vào các chất
+) Ko có hiện tượng => NaF
+) xuất hiện kết tủa vàng nhạt : KBr
+ ) xuất hiện kết tủa trắng : CaCl2 ; MgCl2
B2 : Cho dd H2SO4 vào phần xuất hiện kết tủa trắng
+) ko có hiện tượng : MgCl2
+) xuất hiện kết tủa trắng : CaCl2
Câu a, Bước 1: Dùng quỳ tím để phân biệt 4 mẫu thử:
+ Quỳ tím hóa đỏ là dung dịch \(HCl\)
+ Quỳ tím hóa xanh là dung dịch \(NaOH\)
+ Còn lại là chất \(NaCl;KNO_3\)
Bước 2: Ta dùng dung dịch \(AgNO_3\) để phân biệt 2 chất còn lại.
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch \(NaCl\)
+ Còn lại là chất \(KNO_3\)
1/ Quá trình nhường - nhận electron.
\(Na^0\rightarrow Na^++e\)
\(Mg^0\rightarrow Mg^{2+}+2e\)
\(Ca^0\rightarrow Ca^{2+}+2e\)
\(F^0+e\rightarrow F^-\)
\(Cl^0+e\rightarrow Cl^-\)
\(O^0+2e\rightarrow O^{2-}\)
\(N^0+3e\rightarrow N^{3-}\)
\(S^0+2e\rightarrow S^{2-}\)
2/ Sự hình thành liên kết ion.
- Trong NaF:
+ Nguyên tử Na nhường 1e.
+ Nguyên tử F nhận 1e.
+ Nguyên tử Na và F tích điện trái dấu nên chúng hút nhau tạo thành phân tử NaF.
- Na2O, MgO, MgF2 giải thích tương tự.
3/ Đặc điểm của các hợp chất ion:
- Các hợp chất ion hầu hết là thể rắn ở nhiệt độ thường, khó tan chảy, khó bay hơi. Chẳng hạn, nhiệt độ nóng chảy của NaCl là 801 oC, nhiệt độ sôi của NaCl là 1465 oC.
- Khi các hợp chất này nóng chảy, hoặc hoà tan trong nước, lực hút tĩnh điện giữa các ion này yếu đi, kết quả là chúng phân li ra các ion trần, nên chúng dẫn điện tốt.
- Ở trạng thái rắn, các hợp chất ion không dẫn được điện.