Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ. - Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết: + Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích
Tham khảo:
Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.
- Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết:
+ Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích.
máu gồm 2 phần : các tế bào máu và huyết tương
các tế bào máu chiếm 45% thể tích, còn lại của huyết tương
các tế bào máu gồm bạch cầu(bải vệ cơ thể), tiểu cầu(tạo ra một loại enzim làm đông máu), hồng cầu(vạn chuyển chất khí trong quá trình trao đổi chất )
huyết tương có protein, lipit, vitamin, glucose, muối khoáng , chất tiết, chất thải, nước (90%)
4.
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện:
Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
6. Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
7.
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
10.
* Giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
* Khác nhau :
- Tuyến nội tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước rất nhỏ
+ Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng
+ Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước lớn hơn
+ Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng :
+ Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là :
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ…
- Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận
- Tuyến pha( vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết): tuyến tụy, tuyến sinh dục
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
* Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là căn cứ vào các bằng chứng sau:
- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 - 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc. Thực nghiệm phàn tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá (hình 29-2 SGK) cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.
- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:
+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
- Dạ dày:
+ Biến đổi cơ học: Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.
+ Biến đổi hóa học: Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.
+ dạ dày :
-Có lớp cơ rất dày và khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
-Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
+ Ruột non :
- Ruột non dài
- hệ thống mao mạch dày đặc
- chứa nhiều emzym quan trọng để biến đổi thức ăn
Tham khảo nha
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.
Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim.
* Tim động vật có 4 ngăn : tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định.
* Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim).
* Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động.
Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.
Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán nguyệt), còn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất.
Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn chung(0,4 giây)
Thanks