K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng: Các hạt giống đang ở trạng thái ngủ nghỉ (quá trình hô hấp bị ức chế). Việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng giúp cung cấp đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để kích thích quá trình hô hấp ở hạt. Khi cường độ hô hấp ở hạt tăng, sẽ tạo ra vật chất và năng lượng phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, từ đó, kích thích hạt nảy mầm.

27 tháng 4 2022

Trồng cây từ hạt : Là hình thức sinh sản hữu tính dựa vào sự nguyên phân, giảm phân và thụ tinh -> Tạo ra cơ thể con mang các đặc điểm di truyền của bố mẹ. Khi đó phôi cây ở trong hạt gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm vào tạo thành cây non

Trồng cây từ cơ quan sinh dưỡng : Là hình thức sinh sản vô tính , dựa vào sự nguyên phân của các tb sinh dưỡng để tạo thành một cụm cơ quan, cơ thể mới độc lập. Khi đó các cơ quan sinh dưỡng có khả năng phân bào đó đc nuôi cấy để phát triển đầy đủ các cơ quan -> Tạo thành cây mới và được trồng 

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đem phơi khô hạt sẽ làm giảm hàm lượng nước trong hạt xuống mới tối thiểu nhằm hạn chế tốc độ hô hấp tế bào và ảnh hưởng của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, vừa kéo dài được thời gian bảo quản vừa giữ được khả năng nảy mầm của hạt.

- Xới đất giúp tăng độ thoáng khí trong đất \(\rightarrow\) đảm bảo sự phát triển của hệ rễ ở cây trồng, nhờ đó, giúp cây trồng hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Ngoài ra cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn phản nitrate hóa trong đất, nhờ đó, giúp giữ được nguồn nitrogen.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng trên quan diểm quang hợp:

- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng trên quan diểm quang hợp:

- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

Cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng liên quan đến quá trình quang hợp:

- Cải tạo tiềm năng của cây trồng: Chọn tạo giống có cường độ quang hợp cao nhằm tăng hiệu suất quang hợp, kết hợp với các biện pháp canh tác để sản phẩm quang hợp phân bố chủ yếu vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, hoặc thân,…).

- Tăng diện tích lá: Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan có giá trị kinh tế, diện tích lá lớn sẽ nâng cao hiệu suất quang hợp và tăng năng suất cây trồng.

- Sử dụng hiệu quả nguồn sáng: Chọn giống cây có thời gian sinh trưởng phù hợp với thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ở các mùa khác nhau. Tăng diện tích tiếp xúc của lá cây với ánh sáng bằng cách bố trí hàng, luống phù hợp.

- Tăng cường nguồn sáng: Chiếu sáng bổ sung khi cần thiết và sử dụng nguồn sáng có bước sóng phù hợp với từng loại cây trồng sẽ làm tăng cường độ quang hợp.

Tham khảo!

- Trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót vì chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phân hủy chậm thích hợp cho việc cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng vừa phải cho cây trồng trong thời kì đầu. Ngoài ra, phân hữu cơ có thể làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc vì các loại phân này chứa các dưỡng chất dễ hấp thu, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dinh dưỡng cao để thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển mạnh.