Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a.
- Điệp từ "trăm", "có"
- Liệt kê: ngọn khói, lửa, niềm vui; trăm tàu, trăm nhà, trăm ngả
- Câu hỏi tu từ: "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.."
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời thơ, tăng giá trị biểu đạt, làm cho khổ thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.
b. Nội dung: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi của cháu về người bà. Người cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và bếp lửa thân yêu.
Tham khảo:
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Câu 1: Của nhân vật người cháu, nói với bà, tuy cuộc sống bây giờ đã khác xưa nhưng không khi nào cháu nguôi nhớ về bà và bếp lửa.
Câu 2: Điệp từ số lượng: cho thấy vật chật, tiện nghi đầy đủ.
Liệt kê: cho thấy cuộc sống bây giờ đã thay đổi hơn xưa, hiện đại hơn, nhưng không khi nào cháu quên về bếp lửa thân yêu của bà.
Câu 3: Câu hỏi tu từ. Nhấn mạnh điều ta muốn nói đến, tức gây sự chú ý, tô điểm cho nó.
1. Đoạn thơ là lời của người cháu nói với bà về những ngọn khói ở ngoài kia mà cháu thấy và lời thắc mắc bà đã nhóm bếp chưa
2. BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Làm cho đọan thơ thêm sinh động
Cho người đọc thấy những ngọn khói mà người cháu đã nhìn thấy sau khi đi xa.
3. Kiểu câu nghi vấn dùng để hỏi.
- Khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
+ Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.
+ Nỗi nhớ về người bà chính là nỗi nhớ về quê hương, nguồn cội, về những điều tốt đẹp và thiêng liêng nhất mà bà dành cho cháu.
Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"
+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.
- Khổ thơ cuối bài sử dụng biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
+ Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.
+ Nỗi nhớ về người bà chính là nỗi nhớ về quê hương, nguồn cội, về những điều tốt đẹp và thiêng liêng nhất mà bà dành cho cháu.
Câu thơ “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” - Ngôn ngữ: Đối thoại - Giải thích: Vì ở đây người cháu nói với bà trong tâm tưởng tưởngtượngtưởngtượng. Có dấu gạch