Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.a) Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
* Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998).
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp.
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt
Nhận xét nào sau đây không phải là một mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?
Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề còn ít.
Nguồn lao động nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng bao nhiêu lao động?
Hơn 1 triệu lao động.
Hơn 2 triệu lao động.
Hơn 3 triệu lao động
Hơn 4 triệu lao động
Người lao động nước ta có đặc điểm là có nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp.
hoạt động thương mại, vận tải, du lịch.
hoạt động du lịch, tài chính, ngân hàng.
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
Lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Đa số lao động đã qua đào tạo, có tay nghề cao.
Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta trong những năm qua?
Phần lớn lao động nước ta làm việc ở nông thôn.
Lao động thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu.
Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm.
Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng.
Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động ở nước ta là
thể lực và trình độ chuyên môn.
ý thức tố chức kỉ luật chưa cao.
. trình độ ngoại ngữ, tin học yếu
thiếu tác phong công nghiệp.
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế là do
nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó.
tính sáng tạo của người lao động chưa cao.
người lao động còn thiếu nhiều kinh nghiệm.
công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.
Lao động nước ta chủ yếu làm việc trong ngành nông, lâm ngư nghiệp là do
đặc điểm nền kinh tế nước ta là nước nông nghiệp lâu đời.
cơ cấu ngành này rất đa dạng nên thu hút nhiều lao động.
ngành này có thu nhập ổn định nên thu hút nhiều lao động.
sản xuất ngành này ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều lao động.
Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua?
Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Giảm nhanh liên tục tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ.
Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do tác động của
việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần nhiều lao động.
sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng, miền.
B
b