Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Khổ 4:
- Tình huống: sự cố mất điện tạo kịch tính để con người gặp lại ánh trăng.
- Nghệ thuật: Từ ngữ “Thình lình”, “vội bật tung cửa sổ” phép đảo ngữ, nhịp thơ nhanh, tạo sự dồn nén, sự bung phá vội vã để đi tìm ánh sáng.
- “Đột ngột”: vừa diễn tả sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng.
=> Một cuộc gặp gỡ không hẹn trước lại kích thích đầu tiên khiến con người phải ngỡ ngàng đến sững sờ.
=> Vầng trăng xuất hiện trong tình huống bất thường của những con người ở thành phố: điện tắt, căn phòng tối om. Tình huống ấy làm sáng lên cái góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác.
b. Khổ 5: Con người chủ động đối thoại đàm tâm với trăng
- Hai từ “mặt” được sử dụng rất đặc sắc
+ Mặt (1): mặt người
+ Mặt (2): mặt trăng, gương mặt của tri kỉ, là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là ánh sáng soi tỏ sự bội bạc, cái chưa hoàn thiện trong tâm hồn con người.
=> Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa nghĩa của ý thơ.
- Con người bừng nở xúc cảm quá khứ: Có cái gì rưng rưng….là đồng”
+ “rưng rưng”: xúc động nghẹn ngào.
+ Nhớ lại tất cả không gian quá khứ: đồng bể, sông rừng…, những kỉ niệm hồn nhiên nhất ùa về - là quê hương bình dị, là quá khứ ân nghĩa thủy chung.
+ Điệp “như là…như là..” cùng nhịp thơ dồn dập diễn tả sự ào ạt trong dòng cảm xúc.
=> Vầng trăng mang sức mạnh diệu kì, làm sống dậy một tâm hồn đã bội bạc.
c. Khổ 6: Sự thức tỉnh mạnh mẽ và bài học về ân nghĩa thủy chung.
* Hai câu đầu: Sự khoan dung, độ lượng của vầng trăng
- Từ láy “vành vạnh”: hình ảnh vầng trăng tròn đầy, viên mãn => Ẩn dụ cho quá khứ tình nghĩa, đầy đặn, đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ.
- Phó từ “cứ” gợi sự bền vững bất biến với thời gian.
- Hình ảnh tương phản “người vô tình”: con người ý thức về sự lãng quên của mình.
* Hai câu cuối: Sự giật mình thức tỉnh
- “Ánh trăng im phăng phắc” phép nhân hóa thể hiện sự trách móc trong im lặng như nhắc nhở mỗi người: con người vô tình nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy bất diệt.
- “Giật mình”: là phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình trong cách sống nông nổi, thờ ơ của mình.
=> Dòng thơ cuối dồn nén bao tâm tư, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên day dứt ám ảnh.
=> Ánh trăng là tấm gương soi để thấy được gương mặt thực sự của mình, tìm lại cái tinh khôi mà tưởng như đã ngủ mãi trong quên lãng
=> Chiều sâu triết lí: Hãy sống theo đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, cùng nhân dân, đất nước. Đây là lời nhắc nhở tới tất cả mọi người.
1:con cua màu xanh
2: cái cây bàn chải đánh răng
3: cái đó là đôi mắt
4: cây kem
5: a) con sư tư
Trong buổi chơi xuân nhân tiết Thanh Minh, Thuý Kiều gặp Kim Trọng hào hoa phong nhã. Hai người chớm nở một mối tình tuyệt đẹp. Sau đó, hai người đã thề non hẹn biển với nhau.
Mối tình Kim - Kiều đang mặn mà thì Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha, nhờ em gái là Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thuý Kiều rơi vào tay bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà. Kiều biết mình đã rơi vào lầu xanh nên dùng dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà đã thuê Sở Khanh lừa Kiều đi trốn, Tú Bà bắt được, Kiều bị đánh đập hành hạ, ép nàng phải sống cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh. Sau đó, nàng gặp Thúc Sinh một khách làng chơi hào phóng, nàng được chuộc ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng Kiều bị vợ Thúc Sinh đánh ghen, hành hạ. Kiều phải trốn nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà Bạc Bà cũng là kẻ buôn người nên Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai.
Ở đây, Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán.
Do mắc lừa quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Từ Hải phải chết đứng Thúy Kiều bị ép phải đánh đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan.
Kiều thấy đau đớn, tủi nhục đã trầm mình ở sông Tiền Đường. Nàng được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.
Về phần Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Lúc này chàng mới biết sự thật về gia đình Kiều. Chàng kết duyên cùng Thuý Vân, nhưng vẫn đau buồn, nhớ người cũ, không quên được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết tâm đi tìm Thúy Kiều. Cuối cùng chàng gặp lại Kiều và đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng Kiều chỉ đồng ý “duyên bạn bầy” với chàng Kim.
Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long,Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế hạ lệnh suất quân ra Bắc.Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính.Ngày 30 tháng chạp đến Tam Hiệp vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thánh Thăng Long.Bằng sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung,đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão,quân giặc chạy toán loạn Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật,ngựa ko kịp đóng yên,người ko kịp mặc áo giáp,chạy về biên giới phía Bắc.Vua quan chạy toán loạn Lê Triêu Thống cũng phải chạy thoát thân và quân ta đã dành được thắng lợi lừng lẫy.
Quang Trung là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán,nhanh nhẹn,quả quyết đó là 1 người chỉ huy quân sự sắc sảo
Ý KIẾN KHÁC MẤY BN
Mỗi trường hợp sau đây liên quan đến phương châm nào?
a) Lắm mồm lắm miệng.=>PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
b) Nói có sách mách có chứng.=>PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
c) Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.=>PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
d) Ăn không nên đọi, nói không nên lời.=>PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
e) Ông nói gà, bà nói vịt.=>PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
f) Nói dây cà ra dây muống.=>PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
g) Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.=>PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
h) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.=>PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
k) Hứa hão, hứa huyền.=>PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
Giúp mình với
a, Phương châm về lượng
b, Phương châm về chất
c,Phương châm về chất
d,Phương châm lịch sự
e, Phương châm về chất
f,Phương châm cách thức
g, Phương châm cách thức
h, Phương châm quan hệ
g,Phương châm hội thoại
Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược.
Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trước lúc hy sinh, ông Sáu và giao lại cây lược cho một người đồng đội nhờ chuyển cho Thu.
Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách cẩn thận. Thu luôn mang theo bên mình như một báu vật
Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.
Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
1. Đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả: Thanh Hải.
2. Điệp từ: ta làm, một, dù là
Từ láy: xao xuyến, nho nhỏ, lặng lẽ
3. Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc điểm giống nhau:
- Nhỏ bé, ít ỏi.
- Tô sắc, thêm hương, đem lại niềm vui cho cuộc đời lớn.
=> Thể hiện khát vọng được cống hiến của tác giả.