Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.
- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.
- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc
- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ
- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.
- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.
- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.
- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.
- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”
- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.
Cho đi mà không cần nhận lại
11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.
Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn
Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình
Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.
Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.
"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.
Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.
"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.
- Tập trung lắng nghe
- Ghi chép ý chính
- Học hỏi cách trình bày
- Sử dụng hình ảnh, trình chiếu minh họa
Tham khảo!
- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.
- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.
Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:
- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều
- Không gian đồng quê:
+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau
+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng
→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.
Tham khảo:
Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.
Tham khảo
Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể:
- Khi người da trắng chết đi, họ quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ thì không.
- Khác nhau về cách sống:
+ Người da trắng coi mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như vật mua được. Lòng thèm khát của họ ngấu nghiến đất đai và để lại những bãi hoang mạc. Còn người da đỏ thì luôn yêu và gắn bó với đất đai như mẹ.
+ Ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh, không nghe được tiếng lay động của thiên nhiên. Còn người da đỏ lại ưa những âm thanh êm ái của cơn gió, hương thơm của phấn thông.
+ Không khí rất quý giá với người da đỏ, còn người da trắng lại chẳng để ý gì đến nó.
Tham khảo
Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ được khắc họa với màu sắc u buồn, không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được khắc họa: gió, chim,… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.
1. Xác định trọng tâm nội dung thuyết trình
2. Hạn chế việc viết ra nội dung quá dài dòng
3. Đầu tư vào powerpoint
4. Tương tác với người nghe
5. Luôn đảm bảo powerpoint có thể mở ở bất kỳ trình duyệt nào
6. Đầu tư vào giọng của mình
7. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
8. Chú ý đến nội dung, thời gian, tập thuyết trình.