Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ôn đới.Cận nhiệt .Nhiệt đới. Xích đạo
- Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
- Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.
- Vịêt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
- Việt Nam là 1 nước ven biển
- Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi
- Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp
Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84 - 100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng.
MB và ĐBBB có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền TB và BTB có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở BTB có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- MB và ĐBBB có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền TB và BTB có mùa đông lạnh suy yếu do, TB có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
BTB do gió đã thổi qua Miền bắc và ĐBBB, cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến BTB thì cũng đã suy yếu đi
BTB chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (BTB) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
đặc điểm chung của địa hình nước ta.
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….
b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.
khí hậu :
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
– Nhiệt độ trung bình năm cao >21oC
– Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500mm/năm.
– Độ ẩm không khí 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
Trung du và miền núi phía Bắc là nhiểu mỏ khoáng sản nhất nước ta
Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính như sau:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á : Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich. ~> Vị trí chiến lược quan trọng.
- Giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu có
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô họ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi các tôn giáo của các dân tộc khác nhau cùng sống trên lãnh thổ TNA ~> mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
C . ( CHẮC V)
A. hệ thống sông ngòi phát triển