K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Tô Hoài)- Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?- Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?- Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế...
Đọc tiếp

1.Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (Tô Hoài)

- Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?

- Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?

- Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?

Các bạn chỉ cần giúp mình câu in đậm thôi, nếu được thì các bạn giúp mk luôn mấy câu còn lại nha~

Cảm ơn các bạn nhiều.

1
13 tháng 6 2020

 Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?

-Bức tranh tự họa về nhân vật Dế Mèn khắc họa hình tượng Dế Mèn lực lưỡng , khỏe mạnh , tràn đầy sức sống của tuổi trẻ.

-Thể hiện được sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành của Dế Mèn.

=>Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn, đồng thời là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo.

Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?

-Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

+Lúc bắt đầu chế giễu , hời hợt:

\(-\)Tự phụ , kiêu ngạo , không sợ ai : ''Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.''

+Sau khi chế giễu:

\(-\)Sợ hãi , hèn nhát , trốn tránh trách nhiệm : ''Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang'' ; ''Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.''

+Lúc dế choắt bị chị Cốc mổ chết :

\(-\)Ăn năn , hối lỗi , rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình : ''Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.'' ; ''Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.''

=> Dế Mèn từ một chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?

-Dế choắt là hình tượng đối lập với Dế Mèn .Dế Mèn mạnh mẽ , cường tráng đến đâu thì Dế Choắt lại gầy gò , ốm yếu đến vậy.Mèn ta kiêu căng , xốc nổi , tự phụ , hời hợt ,suy nghĩ thiếu chín chắn còn Dế Choắt lai trái ngược , cậu là một người am hiểu sự đời , chín chắn , trưởng thành hơn  Dế Choắt còn rất giàu lòng vị tha , tuy rằng cái chết oan uổng đó không phải là do cậu , mà là do cậu bạn Dế Mèn nhưng cậu lại không trách Dế Mèn mà trái lại , cậu khuyên răn Dế Mèn một bài học quý giá .

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

11 tháng 9 2018

 Bên bờ rào của khu vườn nhỏ, có bông cúc trắng vừa nở giữa đám cỏ dại. Một chú sơn ca sà xuống, líu lo hót rằng: “Bạn cúc ơi! Bạn mới xinh xắn và dễ thương làm sao!". Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng vui khôn tả. Sơn ca véo von mãi rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm.

    Sớm hôm sau, bông cúc trắng đang xoè cánh đón bình minh và háo hức chờ đợi sơn ca thì chợt nghe thấy tiếng hót buồn thảm văng vẳng đâu đây. Sơn ca đã bị bắt nhốt trong lồng. Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.

    Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca bị giam cầm, cổ họng khô bỏng vì khát nước. Nó rúc mỏ vặt đám cỏ ướt cho đỡ đói. Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca đói khát, ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa. Màn đêm buông xuống tối đen. Hai cậu bé quên bẵng chú chim khốn khổ, không cho nó một giọt nước nào. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc trắng thương xót bạn, khóc hết nước mắt, héo lả đi bên xác sơn ca.

    Sáng ra, thấy chú chim đã chết, hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận. Tội nghiệp con chim bé nhỏ! Khi nó còn sống, các cậu đã để mặc nó chết vì tù túng và đói khát. Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng vô tình thì hôm nay nó vẫn xinh tươi dưới ánh nắng mặt trời.

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư  qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư  qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.

2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em có suy nghĩ  về tiếng nói dân tộc?

3. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng.

4. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua khổ thơ 1,2,3 của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

5. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người qua văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.

 

*Bạn nào có viết trong vở được cô chấm rồi thì lấy ra trả lời dùm mình nha, lấy trên mạng ít thôi :))

0
1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thưqua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thưqua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.

2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em có suy nghĩ  về tiếng nói dân tộc?

3. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng.

4. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua khổ thơ 1,2,3 của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

5. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người qua văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.

 

*Bạn nào có viết trong vở được cô chấm rồi thì lấy ra trả lời dùm mình nha, lấy trên mạng ít thôi :))

0