K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sắp thi học kì II rồi. Cố gắng: dẹp điểm 2, bye điểm 3, xa điểm 4, trốn điểm 5, căm thù điểm 6, luyến tiếc điểm 7, nhảy qua điểm 8, bám chắc điểm 9, vịn lấy điểm 10.Nếu đọc bài này 10 lần, chắc chắn bạn sẽ không rớt mà đậu, còn không thì rớt luôn!!

CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ!!!!!

A HI HI!!!

14 tháng 4 2019

Tớ công nhận nguyen dang duc kiet có khiếu làm thơ.

17 tháng 7 2020

Mỗi người có một ước mơ riêng bởi thế chúng ta luôn lên kế hoạch cho những điều sắp làm trong tương lai. Tôi đang là sinh viên năm nhất khoa tiếng anh tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi sẽ làm bài thi IELTS vào năm thứ ba để có cơ hội việc làm tốt hơn. Tôi đang luyện tập tiếng anh hàng ngày để cải thiện kĩ năng nghe và nói. Trẻ con chỉ học ngữ pháp và kĩ thuật viết ở trường, tuy nhiên họ không có cơ hội để thử sức trong những môi trường thực tế. Tôi là tình nguyện viên của một tổ chức quốc tế đang họp tại Việt Nam, bởi thế tôi có môi trường tốt để phát triển và khám phá tiềm năng của bản thân. Học từ nhà trường và sách vở là những cách học truyền thống, đôi khi nó không đem lại nhiều lợi ích bằng việc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra, xin đi làm thêm cũng nằm trong dự định của tôi. Tôi đã nộp đơn làm bồi bàn cho một quán cà phê và vẫn đang chờ đợi kết quả. Khi làm công việc kiểu này, ta có thể kết bạn với nhiều người và duy trì nhiều mối quan hệ mới. Điều này giúp ta thêm tự tin, trách nhiệm và độc lập trong cuộc sống. Giáo viên và trường học dạy ta những kiến thức cơ bản nên ta phải bước ra thế giới bên ngoài và học từ những trải nghiệm thực tế. Tôi dự định sẽ học những phương pháp giảng dạy bởi vì ước mơ của tôi là trở thành giáo viên tiếng anh một ngày trong tương lai. Tôi luôn mong được dạy cho trẻ em vùng sâu vùng xa để mang kiến thức tới mọi miền đất nước. Bởi thế, tôi nỗ lực hết mình để hoàn thành chương trình học cũng như tiếp thu kĩ năng xã hội. Bởi vì tiếng anh và ngôn ngữ rất cần thiết trong xã hội hiên đại, tôi luôn chọn theo đuổi ước mở trở thành một giáo viên tiếng anh ưu tú

đó là thời gian cho kỳ nghỉ hè. Bạn sẽ làm gì trong ba tháng nghỉ, với tôi, tôi dự định làm nhiều việc. tôi sẽ đi đến một tỉnh khác với gia đình . chuyến du lich bắt đầu ào giữa tháng bảy và kéo dài trong một tuần . chắc là mệt một chút nhưng tôi thích đi du lịch và đang chờ đợi điều đó.Sau chuyến đi, tôi trở lại với việc học.

mn hok tốt nhé

6 tháng 3 2019

Buổi sáng đầu xuân, nắng tơ chải vàng trên ngôi trường tiểu học, ấy là lúc tôi bước chân ra ngoài phòng thi – kì thi học sinh giỏi cấp huyện. Tôi chưa về nhà vội mà ngồi ngay trên chiếc ghế đá dưới gốc cây phượng già, lòng bồi hồi xốn xang nghĩ về ngày công bố kết quả.

          Tôi bỗng nở một nụ cười. Chao ôi! Nghĩ đến điều này lòng tôi bỗng  bồi hồi xao xuyến. Quá khứ từ thuở nằm nôi với lời hát ru của mẹ, rồi lớn dần lên cùng với dòng sữa mẹ ngọt ngào và sự dạy bảo ân cần của thầy cô cứ dần hiện lên trong tôi. Tôi nhớ những buổi chiều mẹ đi làm về, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những buổi sớm tinh mơ, bóng mẹ nhẹ nhàng như sợ tôi thức giấc, bao năm vẫn những công việc đó mẹ lo cho tôi từng li từng tí một, từ cái ăn, cái mặc, từng giấc ngủ… và cả việc học hành. Mẹ  là người cho tôi khôn lớn, hy sinh cho tôi tất cả. Thế rồi, hình ảnh của người thầy giáo tuyệt đẹp đáng kính hiện dần lên trong tôi những bài học đầu tiên, những buổi đầu bỡ ngỡ rụt rè… Thầy cô là những ngọn đèn soi sáng cho tôi đi. Cũng chính bởi chúng tôi mà bao đêm thầy cô miệt mài bên trang giáo án, đánh đổi bằng những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Tôi đang miên man theo dòng suy nghĩ bỗng giật mình: “Nếu tôi được điểm cao nhất trong kỳ thi này tôi sẽ được thầy khen ngợi, được bè thán phục, chắc tôi sẽ được đứng trên bục danh dự bỗng lòng tôi được ấm áp vươn lên như được soi rọi bởi ánh sáng diệu kì. Nước mắt tôi ứa ra từ bao giờ, thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm nhìn tôi mãn nguyện nói: “Em giỏi lắm, em là niềm tự hào của cả trường đấy”. Tay tôi run run ôm gói quà thầy trao: “Bài học làm người em vẫn nhớ ghi. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy…”

          Không biết giờ này mẹ đã về chưa? Bóng mẹ bỗng hiện lên trên nền trời màu hồng tím. Tôi nhảy chân sáo về nhà, hàng cây bên đường như cũng hiểu được tâm trạng của tôi. Chúng giơ những bàn tay xanh rung rinh như vẫy chào tôi như hòa chung với niềm vui của tôi.

30 tháng 5 2021

ko bít tui cũng hỏi

Chúc mn có 1 kì thi tốt đẹp.

1 tháng 5 2019

lớp mấy mới được

10 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

10 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

29 tháng 4 2019

 -Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).

-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).

~hok tốt~

29 tháng 4 2019

?????????????????????????????????????//

18 tháng 6 2021

 MK sang năm học lớp 7 cơ

10 tháng 5 2018

Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa...Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi. 

Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. "Dải lụa" ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu,... cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt. 

Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân "một nắng hai sương" đi thu hoạch lúa. 

Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

bài 1   Quê hương, hai tiếng nghe thật thương thương giản dị. Nơi có dòng sông êm đềm trôi theo năm tháng, con đò nhỏ chở đầy nắng mưa, nơi có tiếng hát ru, tiếng quạt mo mỗi trưa hè nóng bức, dáng mẹ hiền lặng lẽ đi về sớm khuya. “ Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người…”

Dòng sông không biết chảy từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi còn rất bé mẹ thường dắt em ra đầu làng chơi em đã thấy dòng sông. Quanh năm nước vẫn trong xanh một màu, dòng sông trong mắt em hiền lành và tĩnh lặng. Phía bờ bên này là rặng tre xanh rủ bóng khắp bờ, xanh tươi và mát mẻ, mỗi khi có cơn gió về lại kêu xào xạc, từng chiếc lá thả trôi trên dòng sông. Phía bờ xa bên kia là dải cát vàng óng ả như cánh đồng lúa chín. Về mùa hè dòng nước mát rượi, đám trẻ con trong làng thường rủ nhau đi tắm, vui đùa đến tận xế chiều. Dòng sông quê em còn có rất nhiều cá, nhớ những khi dân làng đi thả lưới, có đủ loại cá được đưa lên bờ với kích thước to nhỏ khác nhau.

Đẹp nhất là những đêm trăng rằm, như một thói quen em vẫn thường chạy ra đầu làng, cứ nhìn mải miết xuống dòng sông. Nơi đấy cũng có một ông trăng, dập dờn đang trôi theo dòng nước, ánh sáng lấp lánh lan tỏa khắp bề mặt nước lung linh, kì ảo.

bài 2   Mỗi chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, rồi cũng sẽ đến những nơi xa xôi trên khắp miền Tổ quốc. Cho dù đến nơi nào nhưng trong tim vẫn luôn nhớ da diết về quê hương thân yêu, nơi luôn thật đẹp đẽ và yên bình.

   Khi mới chập cũng biết đi trên con đường quanh co ngõ làng, cánh đồng lúa rộng mênh mông đã trở nên quen thuộc từ rất lâu. Và có lẽ khó ai có thể quên những  màu sắc, thanh âm thân thương, giản dị đến lạ thường. Đâu đó là hình ảnh dập dờn như làn sóng của thửa lúa xanh tươi, cứ trải mãi xa tận đến hết tầm mắt, là những đàn cò trắng rủ nhau bay lượn nơi bầu trời trong xanh, hay đơn giản là dáng mẹ cần mẫn gió mưa sớm chiều. Em thích lắm khi mùa lúa chín, những bông lúa vàng óng, trĩu nặng thật đẹp biết bao. Xôn xao mùa lúa gặt, có lẽ đây là thời điểm vui nhất, mọi người dậy từ rất sớm, ai đấy cũng háo hức như hội, rồi khắp làng đâu đâu cũng thấy thóc phơi đầy sân, tiếng cười nói không ngớt vang lên vui đến lạ thường. Khi chiều về em cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau đi thả diều, chạy tung tăng trên cánh đồng bát ngát, từng làn gió mát cứ ùa vào mặt làm tóc bay phấp phới, con diều bay cao vút, từng đàn trâu cặm cụi gặm cỏ phía xa.

Quê hương của em có lẽ chỉ giản đơn như vậy. Em yêu quê em, nơi em đã sinh ra, nơi cho em những phút giây mải mê vui thích. Dù sau này lớn khôn, có đi rất xa em sẽ nhớ mãi về quê em.

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra...
Đọc tiếp

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:

a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra sao?

.........................................................................................................................................................................................................................

b) Thầy luôn động viên: "Chỉ có con đường học mới giúp tương lai tươi sáng hơn, ..." . Em thấy mình chịu khó học giỏi chưa? Vì sao?

............................................................................................................................................................................................................................

c) Bố mẹ có quan tâm đến việc học của em không? Thầy cô giáo có nhiệt tình chữa bài va giảng bài không?

d) Theo em, để học tốt hơn, em phải làm gì? Thầy cô phải làm thế nào?

............................................................................................................................................................................................................................

2
4 tháng 3 2020

a) Rất tốt, vì đã chữa khỏi 16/16 ca nhiễn bệnh covid-19

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra...
Đọc tiếp

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:

a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra sao?

.........................................................................................................................................................................................................................

b) Thầy luôn động viên: "Chỉ có con đường học mới giúp tương lai tươi sáng hơn, ..." . Em thấy mình chịu khó học giỏi chưa? Vì sao?

............................................................................................................................................................................................................................

c) Bố mẹ có quan tâm đến việc học của em không? Thầy cô giáo có nhiệt tình chữa bài va giảng bài không?

d) Theo em, để học tốt hơn, em phải làm gì? Thầy cô phải làm thế nào?

............................................................................................................................................................................................

0