K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

1.

- Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin.

⟹ Vì đây là những khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, có khí hậu thuận lợi cho sản xuất, giáp biển thuận lợi cho giao lưu kinh tế,..

- Hai khu vực có mật độ dân cư cao nhất là Nam Á, Đông Nam Á.

2.

Quần cư nông thôn:

  • Có mật độ dân số thấp.
  • Sống theo làng mạc, thôn xóm.
  • Chủ yếu là nhà sàn gắn liền với ruộng nương.
  • Sống theo quản hệ thị tộc (dòng máu).
  • Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.


Quần cư đô thị:

  • Có mật độ dân số cao.
  • Sống theo khối, phường.
  • Chủ yếu là nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự...
  • Sống trong một cộng đồng có luật pháp.
  • Nghể chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ
  • kb nha!
  • CHÚC BẠN HỌC TỐT!
22 tháng 9 2018

1*Đặc điểm phân bố dân cư: 

-Mật độ dân cư thay đổi theo thời gian 

-Dân cư trên thế giới phân bố không đều :Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Song, phân bố dân cư rất không đồng đều, có những vùng rất đông dân, lại có những vùng thưa dân, thậm chí nhiều vùng không có người sinh sống. 

+Dân cư thưa thớt ở: Bắc Á, Trung Á, phía Bắc Bắc Mĩ, Trung Nam Mĩ, Châu Đại Dương. 

+Dân cư đông đúc ở: Nam Á, Đông Á, Tây Á, Đông nam Á. 

*Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư trên thế giới: 

-Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư… 

-Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phân bố dân cư không đều và thay đổi theo thời gian: Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn, còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều trên thế giới và thay đổi theo thời gian.

20 tháng 10 2019

-Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp

-Gia tăng tệ nạn xh

-ô nhiễm môi trường

-..........

#Châu's ngốc

20 tháng 10 2019

a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..

b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội

22 tháng 9 2018

1)

+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây

+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trói

2 :

Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

  • Nhiệt độ TB năm trên 20oC, nhưng thay đổi theo mùa, một mùa có nhiệt độ cao và môt mùa có nhiệt độ thấp hơn.
  • Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít, mùa mưa nhiều chiếm khoảng 75 – 95% lượng mưa cả năm.
  • Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít có năm nhiều dễ gây ra hạn hán và lũ lụt.
  • 3 – Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
  • – Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
    + Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
    – Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
    – Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
22 tháng 9 2018

1.Thuận lợi: Do nhiệt độ và độ ẩm cao nên sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm, có thể xen canh gối vụ nhiều loại cây.
- Khó khăn: Khí hậu nóng ẩm, dịch bệnh phát triển nhanh, gây hại cho cây trồng và vật nuôi

2.

- Nhiệt độ , lượng mưa thay đổi theo mùa :

+ Nhiệt độ trung bình : > 20oC

+ Biên nhiệt độ trung bình khoảng 8oC

+ Lượng mưa : > 1000mm

- Thời tiết diễn biến thất thường

3.– Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải: 
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

23 tháng 10 2018

Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sơm nhất, cách đây khoảng 250 năm 

    +Trong công nghiệp có 2 nghành quan trọng: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến 

    +3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới là do đới ôn hòa cung cấp

    +Nền công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật

    + Các nước công nghiệp hàng đầu như:  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ảnh, Pháp,..

20 tháng 9 2018

TA có các từ :

Nhật thực :

Hành Trang :

Trọng dụng :

Khinh thường :

Danh tiếng ;

Thành thị :

Thập niên 

còn nghĩa của từ bạn tự tìm nha

13 tháng 8 2018

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ

13 tháng 8 2018

Đêm nay bác không ngủ '' là một thơ hay của Minh Huệ . trong bài thơ ấy có nhiều hình ảnh rất hay về Bác . Qua khổ đầu ta thấy rằng cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng.... của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi. Bài thơ đã đê lại nhiều ấn tượng sâu sắc về Bác ,qua đó ca ngợi rất nhiều đức tính giàu đẹp của Bác để chúng ta noi theo

13 tháng 3 2020

Bài 1:Với mỗi câu chủ đề sau, triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh(từ 10-15 dòng)

a)Trước hết, ca dao Việt Nam nói lên tình cảm gia đình đằm thắm của người bình dân Việt Nam,

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.


 

b)Ca dao còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam.

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh

Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.

Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

 Vụ năm cho đến vụ mười

 Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.



 

c)Tục ngữ Việt Nam đúc rút kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt đời sống.

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

13 tháng 3 2020

THANK YOU , MERCI

20 tháng 1 2020

hello 

hello!

20 tháng 1 2020

ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

II. Cách nhận biết câu trả l