Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"
Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.
Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?
Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.
Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!
Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.
Vùng | Thanh điệu | Phụ âm đầu | Vần | Phụ âm cuối |
---|---|---|---|---|
Phương ngữ Bắc | 6 thanh | 20 - nhìn chung không phân biệt s/x, tr/ch, d/gi/r | không phân biệt ưu/iu, ươu/iêu | đầy đủ |
Vùng biên giới phía Bắc (vùng Đông Bắc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Tây Bắc) | đầy đủ | |||
Vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ khu vực hạ lưu sông Hồng và ven biển (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,) | đầy đủ | |||
Vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) | phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | đầy đủ | ||
Phương ngữ Trung | 5 thanh | 23, phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả ba hàng (cũ) | |
Vùng Thanh Hóa | lẫn lộn thanh hỏi/thanh ngã(một vài vùng) | đầy đủ | ||
Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh | không phân biệt thanh ngã/thanh nặng, âm trầm hơn | đầy đủ | ||
Vùng Quảng Bình, Quảng Trị | không phân biệt thanh hỏi/thanh ngã | nh ->d (cũ) | đầy đủ | |
Vùng Thừa Thiên - Huế | không phân biệt thanh hỏi/thanh ngã | x ->s | mất nhiều vần, vần biến đổi (oi -> oai, anh-> ăn/ân, ach -> ăt, on ->oong, ông->ôông, iên->iêng,...) | n -> ng, t -> c |
Phương ngữ Nam | 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/ ngã | phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | mất nhiều vần, biến đổi rất nhiều vần (â->ă, ô->ơ lẫn lộn, êch->ơt...) | n -> ng, t -> c âm /a/ và /ă/ biến động đa dạng |
Vùng Quảng Nam-Quảng Ngãi | 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngã | phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | mất nhiều vần, /a/ và /e/ biến động, xu hướng /a/ thành /e/. | |
Vùng Bình Định-Bình Thuận | 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngã | bán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | âm /a/ và /e/ biến động đa dạng | |
Nam Bộ | 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngã | bán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch | đồng nhất -in, -it, -un, -ut với -inh, -ich, -ung, -uc |
Tham khảo tại đây:
https://dethihocki.com/de-thi-giua-hoc-ki-1-lop-8-mon-toan-e721.html
chac ban BACH DUONG DE THUONG hay chep tren mang
minh khuyen ban khong nen chep theo ho nhu the do labai vua ho khong phai cua minh
chi nen tham khao khong chep y nguyen
+ cảnh vườn b ách thú nơi con hổ bị nhốt ↔ cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hổ ngự trị
* phân tích :
-cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt :
+ ở đây rất tù túng , ngột ngạt
+ cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh
+ vườn bách thú chỉ là nhân tạo , giả dối , thấp kém , học đòi , không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ
+ tâm trạng : chán ngán , căn hờn , uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt , bị biến thành thứ đồ chơi , bị xếp cùng bọn gấu dở hơi , cặp báo vô tư lự
+ bị con người khinh bỉ ,chế giễu
+ buồn chán , bất lực , thất vọng
- cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hor ngự trị :
+ cảnh tượng ở đây đối với con hổ cái gì cũng lớn lao , hùng vĩ , đaị ngàn ,hoang sơ , kì bí
+ cái gì cũng phi thường : bóng cả , cây già , gió ngào ngàn ,nguồn hét núi
+ ở đây hình ảnh của chúa sơn lâm có vẻ đẹp huy hoàng , lộng lẫy ,uy nghiêm ,uy thế
chỉ ra các hình ảnh đối lập trong bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ . việc sử dụng các hình ảnh đối lập đố có tác dụng gì
MK DANG CẦN GẤP CÁC BẠN GIÚP MK NHÉ . THANKS
Câu hỏi tương tự Đọc thêm Báo cáo
★·.·´¯`·.·★Áɕ❦զմỷ★·.·´¯`·.·★ Hôm kia lúc 7:16
Báo cáo sai phạm
cảnh vườn b ách thú nơi con hổ bị nhốt ↔ cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hổ ngự trị
phân tích
cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt :
ở đây rất tù túng , ngột ngạt
cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh
vườn bách thú chỉ là nhân tạo , giả dối , thấp kém , học đòi , không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ
tâm trạng : chán ngán , căn hờn , uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt , bị biến thành thứ đồ chơi , bị xếp cùng bọn gấu dở hơi , cặp báo vô tư lự
bị con người khinh bỉ ,chế giễu
buồn chán , bất lực , thất vọng
cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hor ngự trị :
cảnh tượng ở đây đối với con hổ cái gì cũng lớn lao , hùng vĩ , đaị ngàn ,hoang sơ , kì bí
cái gì cũng phi thường : bóng cả , cây già , gió ngào ngàn ,nguồn hét núi
ở đây hình ảnh của chúa sơn lâm có vẻ đẹp huy hoàng , lộng lẫy ,uy nghiêm ,uy thế
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Trần Phương Thảo a bt nội quy r mak e nhưng a chỉ muốn tìm ace ko đc s e?
Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt.mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học.bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
Mình nghĩ vậy. Tích cho mih đc hok bn
Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...
Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.
Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.
Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.
Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.
Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.
Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.
Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.
Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.
Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.
Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.
Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.
Bạn chia như thế nào thì tuỳ bạn nha. k mik nha (^_^)
Etou , mik làm thì ko đc hay lắm =='
Mik đặc biệt thích một cuốn sách tên là ''Khi lỗi thuộc về các vì sao của John Green''.Nó đã giúp mình thay đổi cách nghĩ về chính mình. Nó kể về một cô gái tên Hazel đã đc phép màu của y thuật đã giúp the hẹp khối u và ban thêm vài năm sông cho Hazel nhưng cuộc đời coo đang ở vào giai đoạn cuối, từng chương kế tiếp đc viết theo kết quả chuẩn đoán. Nhưng khi có một nhân vật điển trai tên là Augustus Waters đội nhiên xuất hiện tại Hội Tương Trợ Bệnh Nhi Ung Thư, câu chuyện của Hazel sắp đc viết lại hoàn toàn.
Sâu sắc, Táo Bạo, Ngang Tàng, Và Chân Thực,
Khi lỗi thuộc về những vì sao là tác phẩm thương tâm và tham vọng nhất của John Green, tác giả của những giải thưởng, nhưng đồng thời lại khám phá một cách khéo léo nét hài hước, li kỳ , và bi thảm của việc sống và việc yêu
Cảm ơn vì đã đọc đến dòng này
Hok tốt!
Có thể nói sách là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, sách cho ta tri thức, nuôi dạy tâm hồn và trí tuệ của con người. Và chắc hẳn ai cũng có ít nhất một cuốn sách yêu thích của riêng mình và tôi cũng vậy. “Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn là cuốn sách mà tôi trân quý nhất. Trong một đọc các mẩu tin trên mạng, tôi tình cờ đọc được một vài đoạn trích nhỏ của cuốn sách này, tôi đã nhận ra rằng đây là cuốn sách của cuộc đời tôi.
Có lẽ nhiều bạn trong giới trẻ chúng ta hiện nay không hào hứng với những cuốn sách, các bạn không quan tâm, không muốn mất thời gian của mình vào chúng mà thay vào đó, các bạn sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như Smartphone, Ipad, … Theo thống kê của thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ đọc sách ít nhất thế giới, chỉ khoảng 0,7 cuốn/ năm so với Nhật Bản là 55 cuốn/ năm hay quốc gia Do Thái là 88 cuốn/ năm. Có lẽ rằng sách không cuốn hút các bạn bằng máy tính, smartphone, tivi hay ipad, … nhưng giá trị mà sách mang lại cho bạn vô cùng to lớn. Đó là nguồn tư duy khổng lồ, tri thức vô hạn, những cảm xúc chân thành. Sách chưa cuốn hút các bạn có lẽ bởi vì các bạn chưa tìm thấy cuốn sách của chính mình. Với tôi, cuốn sách đã thay đổi nhận thức của tôi với cuộc đời, cho tôi thêm tri thức và niềm tin, biến đổi cả cuộc sống của tôi, đó chính là “Một lít nước mắt”.
Hẳn rằng mỗi người chúng ta ai cũng đã có lần cảm thấy rằng mình thật vô dụng, rằng cuộc sống quá nhàm chán khiến ta bất lực, con người ta cảm thấy thật đơn độc, mệt mỏi và đánh mất bản thân mình. Vậy thì đây là cuốn sách dành cho bạn. Cuốn sách giúp ta tìm lại chính mình, dẫn lối mình đến với bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách không hẳn là tản văn hay tiểu thuyết mà có lẽ đơn giản chỉ là một cuốn nhật kí, nhật kí của những người đang theo đuổi đam mê, người theo đuổi danh vọng hay kẻ đang tìm kiếm tình yêu hoặc một thứ gì khác. Bởi vậy ta có thể nhìn thấy được bản thân mình ở trong đó. Tuổi trẻ đầy những hoài bão nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi đau, những vấp ngã khiến ta cảm nhận rõ vị mặn chát của những tổn thương. Ta cảm nhận được vị cuộc đời : “Chúng ta ngủ vùi tuổi thanh xuân của mình trong một quãng đời. Khi tỉnh giấc chúng ta cố gắng tìm hiểu xem mình là ai. Tại sao mình lại tồn tại ở trên đời?” . Vậy tuổi trẻ có gì? Có lẽ là sự cô đơn, sự yếu đuối cùng cực khi đối mặt với cuộc sống. Với lời văn giản đơn không quá màu mè trau chuốt mang lại cho ta nhiều cảm giác chân thực, đầy những cảm xúc lẫn lộn. Ta như có sự đồng điệu với tác giả, từ đó soi chiếu vào bản thân, tìm sự giải thoát cho những khúc mắc trong quá khứ, mở lòng bao dung cho những điều đã qua để trưởng thành, để bắt đầu một hành trình mới.
Trong những tháng ngày, bản thân mệt mỏi muốn chùn bước, cuốn sách là liều thuốc xoa dịu tâm hồn tôi, làm tôi cảm thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu. “Tuổi trẻ chúng ta như một giấc mộng dài không lối thoát. Cho tới ngày chúng ta tỉnh giấc và tìm ra hướng đi cho riêng mình”. Tuổi trẻ của tôi đã có lúc là một trang giấy trắng vì sự lạc lối mất phương hướng nhưng đã có lúc nó cũng là trang giấy úa vàng nhuốm màu vì những giọt mồ hôi và cả nước mắt.
“Có những thứ ở lại. Có những thứ sẽ đi. Một lúc nào đó. Một nơi nào đó. Chúng ta bám víu cảm xúc, sự mất mát. Mà trưởng thành. Quên hết tất cả, hay chấp nhận hiện thực rằng chúng ta đã xa?” Mong ai đó an yên cùng tôi. - Elvis Nguyễn
( mong em hok tốt)
Vì sao vậy? => Hành động nói dùng để hỏi.
Nếu rồi đây....? => Hành động nói dùng để bộc lộ cảm xúc
Vai trò của vùng biển nước ta:
=> Do đó, chúng ta phải biết bảo vệ, khai thác hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.
( Chúc bạn học tốt )