K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ

 

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Người mẹ là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày với bao hiểm nguy. Phút giây mẹ sinh ra con cũng là khi những hiểm nguy rình rập bên mẹ. Vậy mà mẹ vẫn không quản ngại vất vả và hi sinh trọn vẹn vì con. Người mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con. Không chỉ có ý nghĩa với con cái, trong gia đình, nhờ có bàn tay của mẹ mà ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng. Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm. Nếu thiếu đi người mẹ, tổ ấm vắng bóng nụ cười, tiếng nói và bàn tay mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm.

12 tháng 11 2016

Ý 2

+) Trong cuộc sống hằng ngày, gia đình cũng có những khi gặp sóng gió, biến cố. Làm sao để giữ được một mái ấm gia đình khi mỗi thành viên trong gia đình ấy theo đuổi một mục đích riêng của mình và nhất là khi họ không còn ý thức cùng chung xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ở hoàn cảnh đó, làm thế nào để giữ được gia đình. Vì những sự hiểu lầm, vì những ích kỷ cá nhân, họ đã vô tình quên đi rằng gia đình là gốc của xã hội. Một gia đình truyền thống luôn chứa đựng yếu tố quá khứ và tương lai. Chúng ta có thể hiểu, Tổ tiên là quá khứ, tương lai là con cháu. Khi con người ta đang lúc khí huyết sung mãn, khoẻ khoắn, thì thường mang tâm lý sống không cần ai, không cần người thân, gia đình, bạn bè. Để rồi, đương nhiên, cuộc sống không có khuôn phép, không theo phép tắc, không có cái gì phải kính, phải nể,…

Có những người, những bậc làm cha, làm mẹ, lúc khoẻ mạnh sống không nghĩ đến con cái. Cho đến lúc về già, khoảng sáu, bảy mươi tuổi, thì cái cảm giác thèm một mái ấm gia đình, thèm sự quan tâm của con cái, người thân… Lúc ấy mới thấm thía hết ý nghĩa của hai chữ Gia đình.

Rồi có những người, tuổi trẻ mải miết theo đuổi những tham vọng cá nhân, về già không con cái, không gia đình, sống cô đơn, cô quạnh một mình. Cả cuộc đời thiếu nụ cười trẻ thơ. Con trẻ, khi bé học Cha, Mẹ, lớn lên học Thầy, nhưng Ông Thầy cuối cùng dạy cho mình biết yêu, biết trách nhiệm, là phải là sự kết hợp của cả gia đình và xã hội. Gia đình chính là nơi để ta sống có trách nhiệm với quá khứ và niềm tin với tương lai, là mầm nuôi dưỡng những thế hệ măng non của đất nước.

Trong xã hội của chúng ta hôm nay, đạo đức gia đình đã ít nhiều mai một. Nếu trong nhà chỉ còn cái hình thức mà mất tinh thần, mất đi sự yêu thương, quan tâm tới nhau thì thật đáng buồn. Văn hoá gia đình truyền thống của Việt Nam là kính cha kính mẹ, anh em hoà thuận yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đùm bọc nhau. Làm người, ta cố ở cho hết đạo thờ Cha, kính Mẹ, hoà thuận với anh, em – như đạo lý bao đời nay vẫn dạy.
Gia đình có ấm êm thì đất nước mới thịnh vượng. Đảm bảo, gìn giữ một gia đình vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mỗi một thành viên trong xã hội. Gia đình có phát triển mới tạo nền tảng cho cá nhân phát triển.

13 tháng 11 2016

Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế ma những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt đọng vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đỏ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.

Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.

Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mạng thiêng liên đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cúng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sông khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.

Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng , xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đòng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách va trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm hồẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện đẻ trẻ được sống trong niềm ui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng .

Mái ấm gia đình lá sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận cau những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi ma cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người băng cả trái tim nhan ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc cảu tâm hồn.

23 tháng 12 2020

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...