K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2022

1. Phân tử nước (water) gồm 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen, bằng liên kết cộng hoá trị phân cực. Nguyên tử oxygen tích điện âm, nguyên tử hydrogen tích điện dương. Vì vậy, liên kết \(O-H\) phân cực về phía oxygen; và tồn tại các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau.

2. Vai trò của nước đối với tế bào:

- Là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi để hoà tan các chất cần thiết.

- Là môi trường để tiến hành xảy ra các phản ứng sinh-hoá học.

- Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hoá vật chất và năng lượng để duy trì sự sống.

1 tháng 9 2019

 + Cấu trúc hoá học của nước:

   - Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.

   - Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hiđro tích điện dương. Lực hút tĩnh điện làm cho nguyên tử hiđro bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi.

   - Giữa các phân tử nước vừa có lực hút giữa ôxi và hiđrô, vừa có lực đẩy của các ôxi, các hiđrô với nhau. Điều này làm nên các tính chất của mạng lưới nước.

 + Vai trò của nước trong tế bào:

   - Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

   - Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

   - Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

19 tháng 4 2017

Cấu trúc hoá học của nước: phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).
Vai trò của nước trong tế bào: Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

16 tháng 12 2016

c1

hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng,...

c2;

cấu tạo ATP:phân tử đường 5C đc dùng làm bộ khung để gắn adenin và 3 nhóm photphat

vai trò ATP: cung cấp năng lượng phổ biến cho tế bào (đồng tiền năng lương);tổng hợp chất vận chuyển các chất

c3:

cấu tạo của enzim: có bản chất là Pr

cơ chế tác động : làm giảm nl hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian(ezim-cơ chất). cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. enzim đc giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng vs cơ chất mới cùng loại.

c4:

vai trò của enzim: làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.

c5:

hiện tượng ngâm mơ trong đường 1 thời gian thì mơ quắt: khi ngâm mơ tong đường 1 thờ gian thì: do trong quả mơ có H20 nhưng không có chất tan (đường). cồn ở đường thì bản chất là chất tan nhưng k có H2O. Nên H2O dịch chuyển từ thế nước cao ---> thế nước thấp, và từ chất tan ít---> chất tan nhiều. vì thế mơ khi ngâm đường 1 thời gian sẽ bị quắt do mất nước

tương tự như hiện tượng của rau

22 tháng 12 2016

Mình chỉ biết câu 1 thôi nhé!

Trong TB TV Ti thể có khả năng cung cấp năng lượng cho TB.

Cấu tạo:

+Bên ngoài có hai lớp màng bao bọc. Màng ngoài trơn nhẵn màng trong gấp khúc tạo thành các mào răng lược ăn sâu vào chất nền. Trên mào chứa nhiều enzim hô hấp.

+Bên trong Chất nền (ADN và Riboxom)

15 tháng 12 2020

2.

Bào quan có khả năng tổng hợp cacbohidrat đó là lục lạp

Cấu tạo của lục lạp:

- Lục lạp là bào quan có lớp màng bao bọc.

- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.

- Trong màng của tilacôit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.

- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

 

13 tháng 8 2016

Không phải 3 bộ phận đó đều giống nhau hoàn toàn mà vì nó ở vị trí khác nhau ấy em.

19 tháng 4 2017

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

19 tháng 4 2017

Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

5 tháng 1 2019

3

Mắt ta không thấy được nhưng thgực ra trên bề mặt lá sem có ti tỷ lông tơ nhỏ và dày đặc đấy - lông tơ ấy không cho nước tiếp xúc trực tiếp với lá, nên khi giọt nước rơi lên thì tuột đi. Tuy vậy nếu bạn dùng tay chà mạnh thì lớp lông tơ xẹp đi và lá sen bị ướt ngay.

4

Mỡ là chất béo chứa các gốc axit béo no nên ở nhiệt độ thường chúng thường là chất rắn. Còn dầu là chất béo chứa các gốc axit béo không no nên ở nhiệt độ thường chúng ở dạng lỏng.
Chính vì mỡ có chứa các các gốc axit béo no nên người ta khuyên nên hạn chế dùng mỡ, mà thay vào đó là các chất béo chứa các gốc axit béo không no như dầu ăn , dầu cá ....

5 tháng 1 2019

Câu 1:

- Do hệ thống miền hút của cây không còn khả năng hút các chất dinh dưỡng và nước, muối khoáng

Câu 2:

- Sử dụng miền hút để lấy nước cùng với một số quá trình thích nghi với nước nhiễm mặn

Ngăn chặn - một số loài cây ngập mặn có hệ thống rễ với đặc tính không thấm cao, đóng vai trò như những bộ lọc chỉ cho phép nước ngấm qua và muối bị giữ lại bên ngoài;

Loại trừ - một số loài cây ngập mặn có thể loại thải muối từ thân chính thông qua những tuyến muối trên lá do vậy lá của những loài này thường có vị mặn;

Tích lũy - một số loài cây ngập mặn tích lũy những lượng muối dư thừa vào vỏ cây hoặc lá cây của chúng

Câu 3:

- Vì do mắt ta không thấy được nhưng thgực ra trên bề mặt lá sem có ti tỷ lông tơ nhỏ và dày đặc - lông tơ ấy không cho nước tiếp xúc trực tiếp với lá, nên khi giọt nước rơi lên thì tuột đi. Tuy vậy nếu dùng tay chà mạnh thì lớp lông tơ xẹp đi và lá sen bị ướt ngay.

Câu 4:

- Mỡ là chất béo chứa các gốc axit béo no nên ở nhiệt độ thường chúng thường là chất rắn. Còn dầu là chất béo chứa các gốc axit béo không no nên ở nhiệt độ thường chúng ở dạng lỏng.
Chính vì mỡ có chứa các các gốc axit béo no nên người ta khuyên nên hạn chế dùng mỡ, mà thay vào đó là các chất béo chứa các gốc axit béo không no như dầu ăn , dầu cá ....