Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp bình thường.
- Giải thích: Trong lá có nhiều loại sắc tố khác nhau, tỉ lệ các loại sắc tố này sẽ quyết định màu sắc của lá cây. Ở những loài thực vật có lá màu đỏ, hàm lượng nhóm sắc tố carotenoid sẽ cao hơn hàm lượng nhóm sắc tố diệp lục chứ không phải là không có chứa diệp lục. Do vẫn có chứa diệp lục nên một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp bình thường.
Một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,..) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không vì ngoài Chlorophyll thì chúng còn có sắc tố anthocyanin tạo nên màu đỏ hoặc tím, còn các thực vật khác thì không có sắc tố này.
Đáp án C
Đ/A: Trong lá cây màu đỏ vẫn có đủ 2 nhóm sắc tố là carotenoit và diệp lục; tuy nhiên, nhóm sắc tố phụ là carotenoit chiếm ưu thế hơn nên đã che khuất nhóm sắc tố chlorophyl.
- Lá cây có màu xanh lục là do khi hấp thụ các tia sáng, tia sáng màu xanh lục được hấp thụ rất ít và phản xạ lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục. Lá cây chủ yếu hấp thụ các tia sáng đỏ và lam ,tím
Lá cây có màu xanh lục là vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
Đáp án A
Ta nhìn thấy được một vật là do có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Trong lá cây tồn tại bào quan lục lạp, trong lục lạp có chứa chất diệp lục. Khi ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) chiếu lên lá, chỉ duy nhất ánh sáng xanh lục không được hệ sắc tố của cây hấp thụ, phản xạ lại và truyền đến mắt ta à làm ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
- Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Bên trong:
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
của lá.
+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
- Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Bên trong:
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
của lá.
+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.