K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n_%C4%90%E1%BB%93n

cop đường link nhé

hì hì sắp làm hướng dẫn viên du lịch rồi

7 tháng 11 2021

hahaha

5 tháng 11 2017

bạn tham khảo nha:

Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam và được xem như là một “Miền Bắc Việt Nam thu nhỏ”. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Nhờ vậy nơi đây có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh sống tốt của các loài động vật, thực vật trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Có thể kể đến bốn khu rừng lớn ở Ninh Bình như rừng Cúc Phương, rừng Vân Long, rừng Hoa Lư và rừng Kim Sơn, cùng với đó là các khu dự trữ sinh quyển quý báu của thế giới.

Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố, bởi vậy nơi đây từng được chọn làm kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Nơi đây còn được người dân gọi là "Kinh đô đá". Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, nằm trong khu vực trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An, hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km², là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội, cùng với đó là hệ thống các đền, lăng, đình, chùa, phủ... Cách đây hơn 1000 năm, những bãi lau sậy nằm sâu trong các thung lũng giữa núi non Tràng An là nơi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau khởi nghĩa, dẹp loạn 12 xứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Từ năm 968 đến năm 1009, có 6 vị vua Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ đóng đô. Đến nay, dấu tích của kinh đô xưa vẫn còn được tìm thấy ở các đền chùa, miếu mạo trong khuôn viên cố đô Hoa Lư. Chị Đỗ Ngọc Ánh, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: "Ở đền vua Đinh và đền vua Lê trong quần thể cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ những nét kiến trúc, điêu khắc gỗ tinh xảo, độc đáo từ thế kỷ 17. Tại các khu đền thờ này, ngoài các gian thờ còn có gian trưng bày các hiện vật cách đây hơn 1000 năm được tìm thấy. Nhiều nhất thì có các mảnh bát bằng sành mà theo tương truyền đây là vật dụng của binh lính dưới thời nhà Đinh sử dụng khi khao quân thắng trận. Tất cả các di vật đều gắn với những câu chuyện lịch sử".

Trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu sinh thái Tràng An, di sản thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận và khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động, nơi được ví như một "Vịnh Hạ Long trên cạn". Con sông Sào Khê nằm uốn lượn quanh các dãy núi là lối đi duy nhất để di chuyển trong quần thể danh thắng Tràng An. Trên sông, những con thuyền nhỏ nối nhau đưa du khách từ Tam Cốc - Bích Động rẽ sang nhánh khác tới khu sinh thái Tràng An. Những dải đá vôi sừng sững, thung lũng và những sông ngòi đan xen tạo nên một không gian hùng vĩ và nên thơ. Hệ thống hang động nơi đây đa dạng về hình thái và chủng loại, mỗi hang chứa đựng những sắc thái riêng biệt với những khối thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ. Những Hang Tối, Hang Sáng, Hang Nấu rượu... đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Anh Hồ Việt Cường, du khách Hà Nội, từng đi du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, nhưng khi đến với Tràng An lại có những cảm nhận khác biệt: "Ngồi trên thuyền đi theo đường luồng nhỏ vào sâu trong hang động có cảm giác rất hồi hộp, lúc đầu cũng sợ, nhưng mà càng đi càng thấy thích, có cảm giác như đang được đi thám hiểm. Ai cũng cố chạm tay vào nhũ đá để hứng nước mát trong hang. Cái hay là cứ qua một hang thì lại tới một vùng như thung lũng ngập nước, cảnh quan núi đá lại khác. Nước ở đây trong, xanh, sạch sẽ nên nhìn được cả các cây thủy sinh dưới đáy sông nữa".

Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An còn có khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, một phần trong quần thể di sản. Đây là một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng gồm chùa Bái Đính cổ và quần thể chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á, hội tụ nhiều kỷ lục Việt Nam. Ngôi chùa được xây trên nền đất lịch sử, nơi cách đây hơn 1000 năm nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh làm lễ tế cờ trước khi ra trận và khao quân thắng trận. Chị Đỗ Ngọc Ánh, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: "Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Tràng An là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch vì lúc đấy là mùa xuân, trời không quá lạnh hay quá nóng. Đây là mùa cao điểm khách thập phương về thăm Ninh Bình, thuyền nối đuôi nhau trên sông, rất đông. Có thể kết hợp vừa du xuân vãn cảnh chùa, vừa đi lễ chùa cầu may đầu năm".

Cùng với sự hình thành kinh đô xưa, tại Ninh Bình hiện còn giữ được nhiều làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời như thêu ren Văn Lâm, dệt cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc, đan cót Vân Long... Đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người dân các làng nghề truyền thống đã làm nên những sản phẩm không chỉ đẹp mà còn đậm chất văn hoá vùng đất cố đô. Để rồi kết thúc hành trình tham quan Ninh Bình, mỗi du khách đều tìm mua một vài sản phẩm để lưu giữ kỷ niệm của chuyến du lịch và làm quà tặng cho bạn bè, người thân

14 tháng 11 2017

bạn có thể rút ngắn lại 1 chút k

21 tháng 11 2017

Văn minh, hiện đại nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống cổ kính, là một trong những nơi đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam.

CHÚC BẠN HỌC TỐT ♪♫♬

22 tháng 11 2017

cảm ơn bạn nhahihihihihihihihihihihihi

21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


21 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/em-biet-gi-ve-nguyen-hue-quang-c85a12253.html#ixzz4bxZbJX4J

http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/542892

vào đây thử xem

29 tháng 3 2017

8 tháng 3 2017

-Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh

-Nhờ tình hình kinh tế xã hội phát triển, chính trị, quân sự, pháp luật đượccủng cố và ổn định; triều đình nhà Lê đã đưa nước ta trở thành một trong những nước cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.

Theo ý của mk là thế, có gì sai thì giúp mk nha hihi

12 tháng 4 2017

Bạn nên nói rõ ra là trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả hay ý nghĩa nha

14 tháng 4 2017

Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.

13 tháng 5 2017

bn tham khảo nha:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/217003.html