...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2018

I.* Tìm ý:
Em hiểu ăn quả trồng cây và uống nước nhớ nguồn là gì?
- Giải thích đạo lý ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồn.
Tìm những biểu hiện của đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn.
- Tác dụng của đạo lý trong cuộc sống.
Nghị luận chứng minh
Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng
II- Lập dàn bài:
a- Mở bài:
- Giới thiệu chung về truyền thống đạo lí của người Việt Nam
- Trích hai câu tục ngữ.
Đạo lý của dân tộc Việt Nam đề cao tình nghĩa thuỷ chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa, về cách ứng xử, cách ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp, tiêu biểu là câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
b- Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ về cội nguồn.
+ Dẫn chứng:
. Thờ cúng tổ tiên
. Lễ hội hằng năm
Ngày nay, đạo lý ấy vẫn được phát huy
+ Dẫn chứng:
. Ngày thương binh, liệt sĩ; ngày nhà giáo VN...
. Con ngoan trò giỏi, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết ơn thầy cô giáo...
c- Kết bài:
- Khẳng định lại truyền thống đạo lý dân tộc
- Liên hệ
Hai câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "uống nước nhớ nguồn" đã nêu một bài học luân lý sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lý làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc. Đối với người học sinh lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt đẹp hằng ngày.

21 tháng 10 2019

có nghĩa là phải biết ơn đối với những người đã giúp mình,những người có công với dân tộc ,đất nước

22 tháng 12 2016

hai tuc ngu tren giup chung ta hieu duoc ve dao li lam nguoi.long ton kinh,su biet on ko the thieu trong moi con nguoi ,dac biet la the he tre hom nay chung ta luon phai trau doi nhung pham chat cao quy do, hay biet ren luyen ,phan dau bang nhung hanh dong nho nhat vi no ko tu co trong chung ta. chung ta phai biet on nhung nguoi da co cong dan dat ta trong cuoc song nhat la doi voi nhung nguoi trucc tiep giup do chi bao ta nhu cha me,thay co . bai hoc do se mai mai la mnot kinh nghiem song an chua trong hai cau tuc ngu tren va no co vai tro tac dung rat lon doi voi cuoc song tren hanh tinh nay

 

25 tháng 12 2016

wtf trả lời ko dấu ***** hiểu

30 tháng 12 2016

1, Uống nước nhớ nguồn: khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn người đã có công vun trồng gây dựng nên.
2, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: khi được hưởng thụ thành quả thì phải nhớ phải biết ơn người đã gây dựng nên.
3, Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: trong cuộc sống phải biết cân nhắc lòi nói cho đúng và hợp lòng, hợp ý người.

11 tháng 4 2017

1. Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

2. câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

3. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

BN THẤY ĐÚNG THÌ TS CHO MK NHA !!! THS NHÌU

22 tháng 12 2016

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

24 tháng 12 2016

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lí đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh của nhân nghĩa là lòng biết ơn – thứ tình cảm cao quý thiêng liêng. Người xưa rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc đã được gửi gắm vào ca dao, tục ngữ, những lời ru mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn cùng nằm trong mạch đạo lí truyền thống tốt đẹp ấy. Mượn một hình ảnh giản dị để gửi gắm một triết lí sống sâu xa, đó là cách thể hiện quen thuộc của người xưa. Không đao to búa lớn, cứ thủ thỉ ngọt ngào mà thấm thìa, lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Khi bắt đầu bữa cơm mới ngạt ngào huơng vị đồng quê, người lao động nhắn nhủ: Ai ơi bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Lúc giơ tay hái một trái cây chín mọng trên cành lại nhớ đến kẻ trồng cây. Lúc sung sướng uống từng ngụm nước mát lành vẫn không quên nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên không dừng lại ở đó. Cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay. Ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã đổ mồ hôi; xương máu để bây giờ con cháu được sống dưới bầu trời độc lập, tự do. Cha mẹ sinh thành ra ta, nuôi ta khôn lớn, công lao ấy cao tựa Thái Sơn. Thầy cô dạy dỗ ta nên người có ích cho xã hội, ơn nghĩa ấy như biển rộng. Rồi bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, cuốn sách ta học… là thành quả lao động của bao người ngày đêm miệt mài trên đồng ruộng, trong xưởng máy, làm ra của cải phục vụ xã hội. Kết quả sáng tạo không ngừng ấy chính là nguồn nước vô tận mà chúng ta đang được thừa hưởng. Chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn cái mạch nguồn trong trẻo đó. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi nó được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lí. Trên khắp đất nước ta, lòng biết ơn thể hiện các đình miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối có công mở nước và giữ nước, ở các dịp lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… Công lao của các vị anh hùng dân tộc luôn dược nhân dân ta nhắc nhở, tưởng niệm với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên, ông bà được đặt ở nơi trang trọng nhất cũng là biểu hiện của tình cảm uống nước nhớ nguồn: Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông đất nước Việt Nam. Hiện nay, trong cả nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chình sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hai cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công uy nghiêm, sừng sững luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhưng không đơn giản là chúng ta chỉ uống nước mà còn nhiệm vụ bảo vệ và bổ sung cho cái nguồn nước dân tộc bất diệt ấy. Có như vậy mới phát, huy được tinh hoa, truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, người uống nước vừa là người hưởng thụ vừa là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với thế hệ sau. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng giàu mạnh. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả quá trình rèn luyện phấn đấu lâu dài của mỗi con người. Thuở ấu thơ, chúng ta đã được nghe lời ru thấm đượm ân tình của bà, của mẹ: Con người có tổ có tông – Như cây có cội như sông có nguồn; Cơm cha áo mẹ chữ thầy – Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao… Cứ như thế, từng chút một theo thời gian, lòng biết ơn lớn dần lên và thấm sâu vào máu thịt mỗi người. Ở độ tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Do đó, hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cha mẹ, thầy cô và mọi người bằng chính lời nói, việc làm hằng ngày của mình. Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan là cách đền đáp công ơn thiết thực nhất. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn là bài học đạo lí cho mỗi chúng ta.

14 tháng 12 2016

_ là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.

_ Ý nghĩa tục ngữ uống nước nhớ nguồn có nghĩa là nói đến con người sống phải biết trước biết sau, luôn ghi nhớ đến những người đã tạo ra sản phẩm để chúng ta hưởng thụ. Qua đó câu tục ngữ cũng nói đến những người bỏ mặc sống chết của người khác chỉ lo trục lợi cho bản thân như sống chết mặc bay. Sống là phải tôn sư trọng đạođừng tỏ ra vẻ tự cao tự đại như ếch ngồi đáy giếng

_Ý nghĩa tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có nghĩa là khi ta tiếp xúc với những cái xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng cái thói hư tật xấu đó ngược lại khi gần đèn tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho những điều tốt đẹp, do đó con người nên chọn cho mình những thứ tốt đẹp để phát triển phù hợp với bản thân mình.

13 tháng 10 2016

1. Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

=> Ý nghĩa: lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

13 tháng 10 2016

Câu 1: Trả lời:

Phân tích ý nghĩa câu : "Uống nước nhớ nguồn":

"Uống nước nhớ nguồn là đạo lí quý báu của dân tộc ta từ xưa đến này. Nó thể hiện cái đức tính quý báu của mỗi con người là phải biết ơn những người đã công lao với đất nước và những người sinh thành ra mình. Cõ lẽ rằng, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa vô cùng sâu xa. Ngoài việc nêu lên đạo lí, câu tục ngữ con ngầm chỉ những người hưởng thụ dựa trên thành quả lao động của người khác Vì thế, nó khuyên chúng ta rằng phải biết sống có tình nghĩa, sống biết ơn, có trước có sau. Không những thế để cảm ơn thế hệ đi trước đã giúp đỡ chúng ta ta phải cố gắng học tập học hỏi để xây dựng đất nước theo thời học sinh bây giờ.

15 tháng 3 2022

Câu tục ngữ này muốn phê phán về cách sử dụng hà tiện của một số người . 
Bởi , Mua bán có tính toán  là điều tốt những nó chứa  hai nghĩa : 1 có thể là tiết kiệm , 2 có thể là hà tiện . 
Tiết kiệm là chi tiêu hợp lí , suy nghĩ kĩ trước khi tiêu xài thứ gì , ......

Hà tiện là hơn cả tiết kiệm , không dám mua hay ăn thứ gì khi trong tay đang có rất nhiều tiền . Họ luôn tính toán rất kĩ , tính toán xong thấy đồ này đắt nên không mua nữa . Họ có tiền những không dám tiêu . 
vậy nên , cứ tiết kiệm đúng mức độ , đừng hà tiện khi mua bán thứ gì .

15 tháng 3 2022

Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Có thể hiểu câu này một cách đơn giản là mỗi người hay mỗi gia đình không được tiêu hết số tiền kiếm được. Kiếm được nhiều tiền mà tiêu hết thì không tốt bằng kiếm ít tiền mà tiêu không hết.

Câu tục ngữ ''Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai'' có nghĩa là Tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ giống nòi, là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ,lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.Đây là những cử chỉ, hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.