K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2016

Tôi được nghe câu chuyện này từ một anh thợ đến xây nhà cho nhà tôi. Trong khi tôi đang ngồi nghĩ làm sao để viết một bài dự thi về Giáo dục phòng tránh bom mìn thật hay, thì anh ấy biết được. Anh kể cho tôi nghe câu chuyện của chính gia đình mình. Anh ấy nói tôi hãy viết thay anh ấy, để chia sẻ với các bạn, để từ đó, mỗi chúng ta hãy tự nâng cao ý thức của mình và giúp những người xung quanh chúng ta nâng cao ý thức phòng tránh bom mìn, để từ đó, mỗi chúng ta sẽ được sống bình yên hơn, an toàn hơn. Anh kể: “Hồi đó, gia đình anh rất nghèo. Ruộng vườn không có, ba mẹ anh cũng không có nghề nghiệp ổn định. Họ làm tất cả những gì có thể để nuôi mẹ già và 3 đứa con. Anh còn nhỏ, chỉ thấy những lúc không có ai thuê làm công là ba anh lại cùng các chú, các bác trong xóm, mang theo 1 cái máy, họ gọi đó là máy rà, để đi rà sắt. Có hôm ba anh đi về trong ngày. Có hôm thì 2, 3 ngày mới về. Mỗi lần về, bao giờ ba anh cũng có chút tiền đưa cho mẹ anh lo ăn uống, sinh hoạt trong gia đình. Thỉnh thoảng, anh em anh còn được cho kẹo. Anh đã vui vì những điều đó”. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Trong khi đào tìm phế liệu, ba anh đã đào phải một vật chưa nổ còn sót lại từ chiến tranh. Ba anh chết. Chết ngay tại chỗ. Không kịp dặn dò anh phải học cho giỏi, phải chăm sóc bà. Những người đi rà cùng đưa ba anh về không còn nguyên vẹn. Thi thể nát bươm của ba anh, đến giờ vẫn rõ mồn một trong anh. Nỗi đau tưởng không thể quên rồi cũng phải nguôi ngoai. Gia đình đã khó lại càng khó hơn. Gia đình anh được một vài tổ chức Hỗ trợ nạn nhân bom mìn giúp đỡ, cho anh em anh học bổng, đào cho gia đình anh cái giếng, tặng cho mẹ anh chiếc xe đạp để đi lại. Nhưng những giúp đỡ đó cũng không thể mãi mãi. Một mình mẹ anh phải lo ăn cho 5 06 người trong nhà, lo cho 3 anh em anh đi học là quá sức. Gắng đến năm anh học xong lớp 9 thì anh nghỉ học. Đó là vào năm 2010. Nghỉ học, anh cũng như ba anh ngày trước, làm đủ việc để kiếm tiền. Không có tiền đi học nghề, anh phải đi làm thuê, bán sức lao động để kiếm tiền phụ mẹ. Gia đình vẫn nghèo, vẫn không đủ ăn, không đủ cho các em anh ăn học. “Một ngày nọ, quá bức bí, anh quyết định theo nhóm người trong xóm đi rà tìm phế liệu. Những cảm xúc của ngày hôm đó, đến giờ anh vẫn không thể nào quên. Chưa bao giờ anh sống trong những cảm xúc phức tạp và mạnh mẽ đến thế: quá lo lắng, quá hồi hộp, quá sợ hãi.... Mỗi nhát cuốc anh cuốc xuống đất là mỗi lần anh đánh cược may rủi với số phận của mình. Và sau mỗi nhát cuốc, anh lại thở phào vì biết mình vẫn còn sống”. Sau ngày hôm đó, cái ngày theo anh là dài nhất cuộc đời anh, anh quyết định không đi rà tìm phế liệu nữa. Anh hỏi khắp nơi để tìm việc làm. Và thật may, anh đã tìm được một công việc trong một công ty xây dựng, nơi anh đang làm việc. “Công việc, dù vất vả, nhưng anh thấy nhẹ nhõm, thấy an tâm, vì không phải đối mặt với nguy cơ tai nạn bom mìn nữa”. Anh cười và nói. Hôm nay, tôi kể lại câu chuyện này với các bạn, mong sẽ chuyển đến các bạn thông điệp của anh, và của tôi: mỗi người, hãy vì sự an toàn của bản thân và những người xung quanh, vì tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình mình, hãy tránh xa bom mìn, vật liệu nổ. 

thanghoa Chúc bạn học tốt.

17 tháng 5 2016

hỏi cô dạy văn ík

13 tháng 11 2021

ko đúng

 

22 tháng 3 2021

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

30 tháng 10 2021

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.

Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.

Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vẫn thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.

Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kỳ lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “ …một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.

Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.

 

Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.

Tham khảo

30 tháng 10 2021

Umm, viết khoảng 3 câu là được rồi bn ơi, kiểu tóm tắt thôi, ko cần viết dài vậy đâu!))

16 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Tôi là một chú gấu con. Một hôm, tôi xin phép mẹ vào rừng đi dạo. Tôi vừa đi vừa nhặt những quả thông nhỏ. Bỗng một quả thông rơi trúng đầu khiến tôi chao đảo và bị ngã. Chị sáo đi qua, thấy vậy liền cười lớn rồi hét thật to: “Ê gấu, chân vòng kiềng”. Cả đàn thỏ cũng hùa theo để trêu chọc. Tôi nghe thấy tất cả đều chê bai. Tôi xấu hổ lắm, chạy thật nhanh về nhà mách mẹ. Mẹ tỏ ra ngạc nhiên, rồi nói với tôi rằng đôi chân của tôi rất đẹp. Cả mẹ, bố và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân vòng kiềng. Tôi nghe mẹ nói thì bình tâm trở lại. Tôi nghe lời mẹ rửa sạch chân tay, ăn bánh mật rồi sau đó vui vẻ vào rừng dạo chơi.

16 tháng 2 2022

Văn bản hay đoạn văn nào nhỉ ?

9 tháng 10 2016

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

 



 

3 tháng 11 2016

bạn viết đừng nên dài quá ngắn gọn thôi vì mình đang viết cảm nghĩ mà

banh

9 tháng 3 2022

tham khảo:

Tuy hằng ngày đều giáp mặt với biển rộng nhưng cửa sông không bao giờ quên, chẳng bao giờ dứt cội nguồn của mình. Chi tiết đặc sắc nhất là hình ảnh "chiếc lá trôi xuống", khi nhìn chiếc là rũ bỏ gia đình, cửa sông lại nhớ đến gia đình của mình đó là ngọn núi. Bằng biện pháp tu từ nhân hoá kết hợp từ ngữ sinh động, bài thơ "Cửa sông" đã khẳng định truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ca ngợi tấm lòng thuỷ chung - một truyền thống đẹp của dân tộc ta