Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần có rất nhiều đức tính: trung thực, thật thà, hiếu thảo, biết tự trọng,… Và đức tính không thể thiếu đó chính là lòng dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm là gì? Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm.
Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện...Tại sao mỗi chúng ta lại cần có lòng dũng cảm? Vâng, hẳn ai cũng có sẵn cho mình những câu trả lời thích đáng. Cuộc sống vốn không bằng phẳng, đường đời vốn không phải lúc nào cũng trải hoa hồng đón bước ta đi. Trước những khó khăn thử thách, những vật cản ngăn bước ta đi, lòng dũng cảm trở thành một nguồn sức mạnh nội sinh, một nhân tố quyết định cuộc đời mỗi người thành hay bại. Chắc hẳn chưa ai chưa từng nghe qua cái tên Walt Disney.
Xuất phát điểm từ một người con trong một gia đình nghèo khó, trải qua nhiều lần thất bại trong việc thành lập hãng phim hoạt hình cho riêng mình những ông không hề từ bỏ, chấp nhận “ được ăn cả ngã về không” và cuối cùng đã thành lập được một hãng phim mang tên mình nổi danh khắp thế giới với những tác phẩm tuyệt vời. Lòng dũng cảm ở con người ấy là dũng cảm trước những khó khăn của cuộc sống, là không sợ thất bại và phải đương đầu với thất bại. Hơn thế nữa, sống là kết nối. Chúng ta không thể chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Và một trong những cách thức hữu hiệu nhất để kết nối là trao đi yêu thương và bảo vệ lẽ phải. Cuộc sống vốn mang trong nó những nghịch lí trái chiều.
Có khi công lí, lẽ phải và cái thiện bị lấn át bởi cái ác, cái xấu, cái bất nhất và những quan niệm cổ hủ, vô nhân bản. Dũng cảm để nhận ra cái xấu xa đang len lỏi vào đời sống. Dũng cảm để đứng lên tố cáo cái xấu để bảo vệ cái tốt cái thiện. Dũng cảm để mang đến một cuộc sống nhân loại ngày càng văn minh và hạnh phúc hơn. Trong bộ phim truyền hình dài tập của Ấn Độ “ Cô dâu 8 tuổi”, đạo diễn của bộ phim đã lên án tố cáo tục lệ tảo hôn ở những vùng nông thôn lạc hậu trên đất nước này. Chính vì lẽ đó mà khi được công chiếu, bộ phim đã nhận phải bao chỉ trích của chế độ bảo thủ lạc hậu ở những vùng nông thôn còn nghèo khổ đó. Những người làm phim đã không ngại những lời chỉ trích trái chiều của dư luận, nêu ra một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội Ấn Độ, từ đó gióng một hồi chuông cảnh tỉnh cho con người tự giải thoát mình khỏi những hủ tục lạc hậu để đến gần với văn minh nhân loại.
Ở đây, lòng dũng cảm hòng kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Dũng cảm để đấu tranh chống lại cái khó, cái ác, song dũng cảm cũng còn là dám đối mặt với chính những thiếu sót của bản thân, vượt lên chính mình. Khi mắc lỗi, người dũng cảm là người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình, để hoàn thiện bản thân. Tóm lại lòng dũng cảm là một đức tính quý báu của mỗi con người. Mỗi chúng ta phải biết sống ngay thẳng, thật thà, cần rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp thêm cho lòng dũng cảm của mình.
Cuoc doi la gi neu ko co su dung cam cua chinh ban than mk kia chu !
Neu chung ta cu nhut nhat thi se ko co tuong lai, ko co lua chon cho con duong ma mk di va tham chi la ko co su nghiep.
Toi da rut ra duoc cau noi do vi 1 lan toi nhut nhat......
Hom do la 1 buoi sinh hoat cua lop toi vao thu 7, co Tam-tong phu trach cua truong da de nghi moi lop cu 1 ban ra de ke chuyen cho toan truong nghe vao hom chao co dau tuan 21.Co Be- giao vien chu nhiem lop toi da hoi y kien cua tat ca cac ban trong lop va co bao toi ve chuan bi 1 cau chuyen that hay ve Bac Ho de dai dien lop ke cho toan truong nghe. Toi tu choi vi tinh nhut nhat, so hai truoc dam dong, toi so se quen loi mac dau truoc do toi da hoc thuoc cau chuyen rat ki, so rang toi ke ko hay vi giong toi von di ko trong treo nhu bao nguoi ban khac cung trang lua va so nhat la bi nguoi khac che cuoi. Toi tu choi voi loi de nghi cua co Be 1 cach thang thang, co bao toi ve suy nghi lai va toi thay trong doi mat co hien ro su that vong doi toi-1 nguoi ma co le co tin tuong.
Toi hom do ve, toi buon rau ngoi nhin qua o cua so , toi luon luon nghi ve van de do. Cac cau hoi do cu don het vao dau toi: " Lieu mk co lam duoc ko? " , " Ko biet co cos dung dan khi chon mk ko? " . Toi da suy nghi 1 dem dai...
Sang hom sau, toi da dong y dai dien lop de ke chuyen. Luc nay, su that vong trong doi mat co da ko con nua, ma thay vao do la 1 doi mat tu hao va nu cuoi vui ve. Toi tin rang toi se lam duoc bang su dung cam va tu tin cua mk.
Va dieu ky dieu da den, co Be va cac thay co deu rat hai long ve bai ke chuyen cua toi. Ho da lang nghe toi va toi cung nhan duoc su lang nghe do tu ho.
Tu do toi tin rang long dung cam va su tu tin se giup chung ta vuot qua tat ca nhung kho khan trong cuoc song. Toi muon khuyen cac ban rang: " Trong cuoc song, chung ta phai tu tin trong moi linh vuc mac dau chung ta chua thuc su hoan thanh tot linh vuc do. Chinh long dung cam va su tu tin do se giup chung ta tien xa hon..."
Bai mk tu lam ko chep mang dau ban yen tam nhe vs lai mk viet ko duoc tot lam nen co cho nao chua duoc thi ban thong cam nhe
THANKS ban nhieu nha
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
tham khảo
Đối với những học sinh thì sao? Lòng dũng cảm được thể hiện trong sự vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, rồi biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường. Trong các ngôi trường không thiếu những bạn học sinh đã mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái của bạn bè cũng như của giáo viên. Gần đây ở một số trường cao đẳng, đại học xảy ra tình trạng sinh viên dùng tiền để mua điểm, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp…làm xã hội rất bức xúc. Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó. Họ không một chút nghi ngại mà thẳng thắn trình bày trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục. Là một học sinh thì không chỉ biết tránh xa những tiêu cực, mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng. Lòng dũng cảm cũng sẽ trở nên gần gũi hơn khi bạn biết nói ra những gì sai trái xung quanh mình.
Bài viết khá ổn. Tuy nhiên, nên chú ý một chút phần hình thức. Nếu như câu đầu tiên là câu chủ đề vậy thì không ổn. Bởi vì nó không nêu ra rõ ràng vấn đề cần bàn luận. Em nên thay thế câu này bằng định nghĩa về lòng dũng cảm hoặc nêu vấn đề như "Lòng dũng cảm là một truyền thống quý báu được lưu giữa và phát huy từ xưa cho đến nay."
Về diễn đạt, chú ý:
+ "rồi biết" sử dụng trong văn nói, không dùng trong văn viết.
+ "Những người trong cuộc thường làm ngơ, vì sợ nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó." (nếu....thì....)
=> Sửa lại: Những người trong cuộc thường làm ngơ. Đó là bởi vì họ sợ rằng nếu tố giác những việc làm trái với nguyên tắc đó thì sẽ bị soi mói, trả thù.
=> Câu tiếp theo, để nối tiếp thì phải là: Tuy nhiên, cũng có nhiều sinh viên không một chút nghi ngại, thẳng thắn trình bày vấn đề này trước cơ quan pháp luật, với mong muốn làm trong sạch ngành Giáo dục.
Tham khảo:
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một lòng dũng cảm, tin bản lĩnh của mình. Có thể thấy, lòng dũng cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Lòng dũng cảm là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Tinh thần dũng cảm của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Người có lòng dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Lòng dũng cảm mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được. Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp, người dũng cảm cũng là người có tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người dũng cảm là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm những việc mà bản thân mình đặt ra không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu vì sợ thất bại. Lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy lòng dũng cảm và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
1- Giải thích:
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.
2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
– Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.
– Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.
– Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .
– Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.
3- Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.
– Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
tham khảo
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.