K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

- Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” có nghĩa là “Tiếng kêu mới dứt ruột”, “Tiếng kêu mới xé lòng”. Nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều”

- Đây là tác phẩm tiêu biểu được viết bằng chữ Nôm.

- Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát.

- Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc

- “Truyện Kiều” gồm 3 phần:

   + Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

   + Phần 2: Gia biến và lưu lạc

   + Phần 3: Đoàn tụ

8 tháng 5 2021

Cốt truyện xoay quanh một gia đình Vương Viên ngoại đời Minh Trung Quốc. Vương Viên ngoại sinh được 3 người con là : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều được xem là những chuẩn mực về cái đẹp.  Thúy Kiều được coi là một trong mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn khiến “hoa ghen, liễu hờn”, không những thế tài sắc cũng hơn người “thông minh vốn sẵn tính trời”.Nhân ngày hội Đạp Thanh Thúy Kiều với em gái đi chơi xuân và vô tình gặp Kim Trọng. Mối tình Kim – Kiều chớm nở “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cả hai hứa hẹn thề nguyền dưới trăng “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Sau đó Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp tai biến. Không còn cách nào Kiều đành phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Thúy Kiều quỳ xuống xin em gái  Thúy Vân hãy thay mình tiếp nối chuyện tình với Kim Trọng. Rồi theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy. Tuy nhiên Kiều đã mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà bắt tiếp khách ở lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen, Kiều bỏ trốn khỏi nhà và rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh bắt đầu cuộc đời trôi nổi ở lầu xanh lần hai. Tại đây, Kiều được Từ Hải cứu và thành vợ Từ Hải. Kiều bắt đầu báo ân báo oán. Sau đó Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết còn Kiều bị bắt gả cho viên thổ quan. KHông chịu được tủi nhục Kiều nhảy xuống sông Từ Đường tự tử nhưng được cứu rồi đi tu.

14 tháng 10 2021

Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

14 tháng 10 2021

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Đoạn trích gồm 24 câu thơ

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
 Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Tham khảo:

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.

1 tháng 12 2021

giúp mk vs mai mình nộp rồi ạ

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0
16 tháng 10 2021

tham khảo:

Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng rơi vào nanh vuốt của mụ Tú Bà bán thịt buôn người. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình. Kiều đã liều tự sát. Sợ bị mất món lời to, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều và tạm cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, với lời hứa sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Trong những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng khôn xiết buồn bã, đau đớn. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ nên cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích thành một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…………………………………..

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đoạn trích trên nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng tỏ quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên ở đây bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uất, đau thương. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh là Kiều.

Đang sống trong không khí ấm êm, đùm bọc của gia đình; đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy của cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến phẩm hạnh. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích để chia sẻ tâm sự đau thương. Bởi vậy, nỗi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thúy Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng.

Sáu câu đầu là cảnh lầu Ngưng Bích. Cảnh được tác giả vẽ lên bằng những nét chấm phá: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa son,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Cha mẹ, các em, người yêu,... tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều. Sống giữa một lũ mặt người dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nổi lòng nàng trong tình huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một vầng trăng gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những những người bạn không lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Bởi thế, nỗi buồn không thể nào vơi cạn.

Dõi tầm mắt ra bốn phương, tám hướng, không hướng nào lóe lên được một chút vui:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Giữa người với cảnh vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng. Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.

Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng. Điều đó càng khẳng định rõ nàng là người con hiếu thảo.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hòa quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều.

Quê hương

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ? " 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
Những ngày trốn học 
Đuổi bướm cầu ao 
Mẹ bắt được... 
Chưa đánh roi nào đã khóc! 
Có cô bé nhà bên 
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 
*** 
Cách mạng bùng lên 
Rồi kháng chiến trường kỳ 
Quê tôi đầy bóng giặc 
Từ biệt mẹ tôi đi 
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) 
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... 
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... 
*** 
Hoà bình tôi trở về đây 
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày 
Lại gặp em 
Thẹn thùng nép sau cánh cửa... 
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ 
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) 
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... 

Hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật 
Giặc bắn em rồi quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích, em ơi! 
Đau xé lòng anh, chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi... 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi!

Điểm khác biệt là trong bài thơ Quê hương của Giang Nam giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng. Tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng, với nỗi đau khi mất đi người thương. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.
1 tháng 6 2018

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học

3 tháng 2 2018
STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội trong thời kháng chiến chống Pháp

Hình ảnh, chi tiết tự nhiên, giàu sức biểu cảm

2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Vẻ đẹp ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ Hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn
3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Thơ bảy chữ Hình ảnh cuộc sống lao động rộn rã, tươi vui Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. Thơ có âm điệu khỏe khoắn, hào hùng
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Thơ tự do Tình bà cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, đức tính hi sinh Thể hiện cảm xúc thông qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự.
5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Thơ tự do Tình yêu thương con và ước mơ hòa bình của người mẹ Tà ôi Hình ảnh độc đáo, giàu sức biểu tượng và biểu cảm
6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Thơ năm chữ Những ân tình, cảm xúc với quá khứ tình nghĩa, gian lao Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm