Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Cuộc khởi nghĩa, thời gian | Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) | Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) | Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) |
Người lãnh đạo | Phạm Bành; Đinh Công Tráng | Đinh Gia Quế; Nguyễn Thiện Thuật | Phan Đình Phùng; Cao Thắng |
Căn cứ, địa bàn | Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) | Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,… | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình |
Kết quả | Thất bại | Thất bại | Thất bại |
Ý nghĩa | - Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp. - Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này |
STT | Thời gian | Địa bàn | Hoạt động tiêu biểu |
1 | 1864 | Luân Đôn (Anh) | C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất) |
2 | 1875 | Đức | Đảng xã hội Đức được thành lập |
3 | 1879 | Pháp | Đảng Công nhân Pháp được thành lập |
4 | 1883 | Nga | Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập. |
5 | 1/5/1886 | Chi-ca-gô (Mĩ) | Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân |
6 | 14/7/1889 | Pa-ri (Pháp) | Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất. |
Tham khảo
STT | Thời gian | Địa bàn | Hoạt động tiêu biểu |
1 | 1864 | Luân Đôn (Anh) | C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất) |
2 | 1875 | Đức | Đảng xã hội Đức được thành lập |
3 | 1879 | Pháp | Đảng Công nhân Pháp được thành lập |
4 | 1883 | Nga | Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập. |
5 | 1/5/1886 | Chi-ca-gô (Mĩ) | Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân |
6 | 14/7/1889 | Pa-ri (Pháp) | Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất. |
Những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ
Đặc điểm | Những nét chính |
Thời gian | 19/1/1785 |
Người lãnh đạo | Nguyễn Huệ |
Địa điểm | Khúc sông Tiền, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc Tiền Giang) |
Cách đánh | Nghi binh, nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục, nghĩa quân bất ngờ chặn đánh, kết hợp thuyền, bề đốt cháy thuyền giặc |
Kết quả | Trong 1 ngày, thắng lợi hoàn toàn |
Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.
Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.
Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.
Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo
Nước | Cuộc đấu tranh tiêu biểu | Thời gian diễn ra |
In-đô-nê-xi-a | Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan. | Tháng 10/1873 |
Khởi nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra | 1873 - 1909 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc | 1878 - 1907 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan. | 1884 - 1886 | |
Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo | Năm 1890 | |
Phi-líp-pin | Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha | Năm 1872 |
Cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. | 1896 - 1898 | |
Việt Nam | Phong trào Cần vương | 1885 - 1896 |
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế | 1884 - 1913 | |
Phong trào Đông Du | 1905 - 1908 | |
Cuộc vận động Duy tân | Đầu thế kỉ XX | |
Lào | Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo | 1901 |
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven | 1901 - 1907 | |
Cam-pu-chia | Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo | 1864 - 1865 |
Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô | 1866 - 1867 | |
Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha | 1885 - 1895 |
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
- Nét nổi bật về tình hình xã hội:
+ Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
+ Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng; khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội…
- Suy nghĩ: tính từ năm 1802 đến năm 1862, ở Việt Nam có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn như vậy đã cho thấy:
+ Tình hình xã hội bất ổn dưới triều Nguyễn.
+ Đời sống của người dân khổ cực, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc, khó có thể hòa giải.
Tham khảo
Khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian
1885 - 1896
1884 - 1913
Người
lãnh đạo
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng
Hoa Thám).
Lực lượng
tham gia
Đông đảo các tầng lớp nhân dân,
nhất là nông dân
Nông dân
Địa bàn
hoạt động
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình
Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang).
Trận đánh
tiêu biểu
- Trận tấn công đồn Trường Lưu
(tháng 5/1890)
- Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892)
- Trận tấn công đồn Nu (1893).
- Trận đánh ở Cao Thượng
(tháng 11/1890)
- Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890)
- Trận đánh ở Đồng Hom (1892).