Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Tình hình chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
* Tình hình kinh tế:
- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…
- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;
+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…
* Tình hình xã hội:
- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Tham khảo
a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Mục b
b) Chính sách cai trị của thực dân Anh
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
* Về chính trị - xã hội:
Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả:
- Kinh tế giảm sút, bần cùng.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
Mục c
c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).
- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...
=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Tham khảo
- Tình hình chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
- Tình hình xã hội:
+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là: cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 - 1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…
Tham khảo
| Khởi nghĩa Hương Khê | Khởi nghĩa Yên Thế |
Thời gian | 1885 - 1896 | 1884 - 1913 |
Người lãnh đạo | Phan Đình Phùng và Cao Thắng | Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). |
Lực lượng tham gia | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân | Nông dân |
Địa bàn hoạt động | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình | Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang). |
Trận đánh tiêu biểu | - Trận tấn công đồn Trường Lưu (tháng 5/1890) - Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892) - Trận tấn công đồn Nu (1893). | - Trận đánh ở Cao Thượng (tháng 11/1890) - Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890) - Trận đánh ở Đồng Hom (1892). |
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo
♦ Tình hình chính trị
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.
+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;
+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.
- Hậu quả:
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.
+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.
+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.
- Hậu quả:
+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.
+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.
+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.
+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.
♦ Tình hình xã hội
- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.
- Hậu quả:
+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.
+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Tham khảo
- Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ: Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.
+ Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện...
+ Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải,…
- Hậu quả:
+ Nguồn tài nguyên của Ấn Độ bị suy kiệt.
+ Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các địa phương,…
+ Tình trạng thiếu hụt lương thực, nạn đói diễn ra trầm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người….
Tham khảo
- Điểm gì nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
+ Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.
+ Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.
+ Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.
Tham khảo
- Điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
+ Năm 1872, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, làm chủ thành phố này trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.
+ Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Cả hai xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiến để cho cao trào cách mạng sau này.
+ Thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó Phi-lip-pin lại bị Mỹ thôn tính.
Tham khảo
- Nét nổi bật về tình hình xã hội:
+ Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.
+ Lực lượng tham gia vào những cuộc đấu tranh này gồm nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Thái Bình; khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình; khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 - 1835) ở Cao Bằng; khởi nghĩa của Cao Bá Quát (1854 - 1856) ở Hà Nội…
- Suy nghĩ: tính từ năm 1802 đến năm 1862, ở Việt Nam có khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa lớn như vậy đã cho thấy:
+ Tình hình xã hội bất ổn dưới triều Nguyễn.
+ Đời sống của người dân khổ cực, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc, khó có thể hòa giải.