Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí
- Nghệ thuật
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
+ Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
+ Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.
Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.
Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy . Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.
Tham khảo :
Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
Em tham khảo:
Đập đá ở Côn Lôn:
Phan Châu Trinh (1872-1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Ông là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông chính là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Ôi! Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thật hay và ý nghĩa. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại. Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, đúng không?
Muốn làm thằng Cuội:Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm đầu thế kỷ với một cá tính độc đáo: một nhà thơ của sầu và mộng, ngông và đa tình. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã thể hiện rất rõ cá tính ấy của ông.Bài thơ Muốn làm thằng Cuội in trong tập Khối tình con (1916). Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật song người đọc sẽ thấy ở đây, dưới cái hình thức còn là của thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho cái hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.
* Nội dung : Hình tượng người chiến sĩ cách mạng vs tư thế lẫm liệt hiên ngang, dù gặp nan nguy cũng không sờn lòng đổi chí
*Nghệ thuật :
-Thơ thất ngôn bát cú đường luật
-Ngôn ngữ hàm súc, độc đáo
-Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng phép ẩn dụ khoa trương
2. Nội dung: