Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lễ Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên
Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch - một trong những tháng đẹp nhất của năm ở Tây Nguyên. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.
Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới. Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức. Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.
2, Nét trong sáng cao đẹp trong tâm hồn người Việt từ lâu đã thấm nhuần trong các câu ca dao tục ngữ như câu:
" trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "
Bằng ngôn từ giản dị, bài ca đã làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát đang nở trên đầm bùn nước đọng. Hoa sen có vẻ đẹp tinh khiết như chính bản thân nó vậy. Hoa sen có nhiều cánh chụm lại với nhau xếp xen kẽ. Nhị sen màu vàng. Thân sen thẳng tắp trên mình lốm đốm nhưng chiếc gai nhỏ như một bộ áo giáp bảo vệ . Lá sen rất to và không thấm nước. còn nhớ những buổi chiều mưa tôi cùng lũ bạn xé lá sen ra làm áo mưa mới thấy vui làm sao! Hương sen không ngào ngạt nhưng lại khiến người ta nhớ rất lâu về nó. Mỗi bông sen chân chất như người lao động mang nét bình dị thôn quê. Đầm lầy càng u tối càng tôn lên vẻ đẹp của sen. Cuộc sống càng khó khăn càng khiến những người dân chát phác trở nên mạnh mẽ hơn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng cùng nhau học tập để trở thành một công dân có ích , một bông sen đẹp trong đầm nước lầy ~!
Hội Vía Bà
Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.
Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.
Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).
Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.
Mẹ vẫn thường hay dạy em phải biết giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần giúp được ai đó em đều cảm thấy rất hạnh phúc. Chủ nhật tuần trước em vừa giúp bé Na tìm lại món đồ chơi của bé ấy bị thất lạc. Thân bài Bé Na là con của cô hàng xóm nhà em. Bé rất đáng yêu nên cuối tuần em thường sang nhà để chơi cùng bé. Na có nhiều đồ chơi nhưng em ấy đặc biệt thích con gấu bông xám có áo sọc đỏ. Đêm nào không có bé Gấu là Na không sao ngủ được. Chẳng hiểu sao gấu của Na bị mất lúc em ấy ngủ. Cả nhà cô hàng xóm đều tìm khắp mọi nơi mà chẳng thấy. Tối hôm ấy bé Na khóc vì không có gấu, nhìn em ấy buồn bã và luôn miệng đòi “gấu, gấu, gấu” em rất buồn mà không nghĩ ra gấu đang ở đâu. May mắn sáng hôm chủ nhật em đi mua thức ăn cùng mẹ và ngang một khu đất trống, nơi mà tụi em thường hay cùng nhau chơi thả diều hay bắt cào cào. Em chợt nhìn thấy chú chó đen của ba bé Na nuôi. Nó đang quanh quẩn ở đấy cùng những con chó khác trong xóm. Em chợt nghĩ có khi nào nó chính là kẻ đang mang bé Gấu của em Na đi mất? Em liền xin phép mẹ cho em chạy vào đó xem sao. Em tìm quanh những đám cỏ cao thấp mọc kín mít khu đất mà chẳng thấy. Em thất vọng định về thì thấy có vật gì đó là lạ trong ống bê tông cũ. Thì ra đó là con gấu của bé Na, em vui mừng vì đã tìm thấy món đồ chơi mà Na thích nhất. Em chạy thật nhanh về nhà và đưa cho mẹ bé. Cô ấy cảm ơn em và đem khâu lại vết sứt ở tai gấu, giặt gấu thật sạch. Lúc bé thức dậy, biết gấu cưng của mình đã trở về, em ấy vui mừng ôm em gấu vào lòng. Đôi bàn tay nhỏ xíu của Na vuốt vuốt lên má của chú gấu, đôi mắt bé rưng rưng khiến em cũng xúc động theo. Mẹ bé Na bảo bé hầu ạ để cảm ơn em, em hạnh phúc lắm, không phải vì được người khác cảm ơn mà là được nhìn thấy em Na vui cười. Kết bài Được giúp đỡ người khác dù chỉ là một việc nhỏ cũng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Em hứa sẽ vâng lời mẹ và thầy cô thường xuyên giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp được nhiều người hơn.
Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tôi.
- Nguồn : Google
Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...
Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.
Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.
... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.
Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.
Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.
Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tôi.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Đây nhé (´ ∀ ` *)
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Mới 13 tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng 6/1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét, trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn và bắn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Dù dịch tra tấn tàn bạo nhưng anh chỉ trả lời câu "không biết".
Với sự ham học, gan dạ và mưu trí, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp
ùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Sai bảo mình nhá , đừng k sai hay báo cáo :> !
Hội Vía Bà
Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.
Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.
Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).
Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.
Tính giá trị biểu thức A = ( 121 x 46 - 242 x 23 ) x ( 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + ... + 100 x 100 )