Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua suốt chặng đường 70 năm chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, từ trong chiến tranh, những mất mát, đau thương và sự hy sinh là biết bao câu chuyện huyền thoại về người lính đã trở thành bất tử; Chúng ta cùng nhớ lại, 2 cuộc kháng chiến, hơn 30 năm đất nước hằn sâu trong ký ức của mỗi nười con đất Việt đó là: những hố bom của quân thù, hàng ngàn vạn thanh niên lên đường ra trận dâng hiến tuổi xuân và nhiệt huyết cho nền hòa bình. Người trở về - nhưng một phần xương thịt còn để lại chiến trường, người nằm lại rừng xanh! Cùng nhớ lại, trên mỗi nẻo đường hành quân ra trận, tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, ở nơi đâu cũng thành chiến lũy; Cùng nhớ lại, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đất Mẹ Tổ quốc không chỉ ghi dấu những chiến công lừng lẫy, mà cả những tượng đài tưởng niệm Liệt sĩ đến mai sau. Anh bộ đội Cụ Hồ trở về từ trong chiến tranh, anh Bộ Cụ Hồ đã yên nghỉ giữa lòng đất Mẹ và anh Bộ đội Cụ Hồ giữa thời bình, từng thế hệ, từng khoảng cách thời gian là dấu nối của lịch sử làm đậm chất anh hùng ca về người lính. Và thật sự, mỗi chúng ta, khi nghĩ về người lính đều dạt dào cảm xúc của lòng tự hào và biết ơn về các anh, những người chịu nhiều gian khổ nhất, hy sinh nhiều nhất. Một sự hy sinh cao thượng, dũng cảm, thầm lặng không chỉ riêng mình, mà còn là nỗi đau oằn trên vai những người mẹ, người vợ, người thân của gia đình các anh.
Nhớ đúng nhe
bạn tham khảo nhé!
Bài 1:
Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:
- Bác Hồ! Bác Hồ!
- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
- Các cháu đang chơi Tết?
- Thưa Bác, vâng ạ!
- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.
- Thưa Bác vâng ạ!
Nguồn: https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1934-nhung-cau-chuyen-nho-ve-bac-ho-voi-thieu-nhi.html
đề 2
Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.
Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.
Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.
Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhất, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.
Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.
Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.
Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.
Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.
Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.
đúng mình
mk làm đề thứ 3 nhé bn
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Bài làm
Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.
Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.
Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.
Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.
Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.
Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...
Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.
Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.
Tham khảo :
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
#H
Link : Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - 8 bài văn mẫu Kể chuyện lớp 5 đạt điểm cao - VnDoc.com
1, Người đi tìm hình của nước
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối,
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?
– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)
Đúng ! Dell chép mạng . Nhưng cô mk thu bài " Em hãy kể về 1 kỉ niệm khó quên về tình bạn " . Nêm mk ko thể ghi ra đc
Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:
1. Bể cá vàng dành cho các cháu.
Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.
Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.
Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?