Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đoạn văn:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
có sử dụng một số biện pháp tu từ như:
- điệp ngữ: nghiêng
- nhân hóa
Tác dụng:
- Cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.
c, Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, nghiêng cả thành
- Tác dụng: ngợi ca vẻ đẹp của Kiều không gì sánh bằng, vẻ đẹp hiếm có
2/ biện pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ.
1/ từ láy : hơn, sơn, hờn, sắc
a,
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
b, Biện pháp ước lệ tượng trưng trong câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với những điều đẹp đẽ nhất của tự nhiên: hoa, ngọc.
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền dịu, quý phái.
c, Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của nhân vật, hai chữ “sang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
+ Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như trăng tròn.
- Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió.
- Giải thích:
- Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
- Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
- Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
- Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
- Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
thay vì dùng tg đăng bài thì e nên leenn mạng tra những k/n nhá còn những câu kia đọc qua bài là hỉu r
1.Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm
2.
Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.
+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
hai câu trc nha!!!!!
1. Đoạn thơ nói về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều.
2.Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành
Giải thích: Sắc đẹp có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước
3. Các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn trích và tác dụng:
- Biện pháp so sánh: “thua”, “kém”: chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên.
- Ẩn dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn.
=> Tác giả dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong, mềm mại, thanh thoát như nét núi mùa xuân.
- Nghệ thuật nhân hóa "hoa ghen, liễu hờn" gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.
- Phép nhân hóa nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp toàn mĩ của Thúy Kiều: nghiêng nước nghiêng thành, giai nhân tuyệt thế, có một không hai khiến cho tạo hóa (đẹp như hoa) cũng phải ghen tị, đố kị với sự đằm thắm của Thúy Kiều, liễu nổi tiếng là xanh mướt, mềm mại, yểu điệu, thướt tha mà cũng phải hơn dỗi vì thua mái tóc của nàng.
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” là bút pháp nghệ thuật cổ điển, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người . Các phép tu từ đều tập trung làm nổi bật gương mặt kiêu sa, diễm lệ, thanh tú, thông minh, tài hoa của Thúy Kiều đồng thời dự báo số phận nàng Kiều “Tài đành họa hai” – cuộc đời trắc trở, vất vả.
1. Đoạn thơ nói về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều.
2.Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành
Giải thích: Sắc đẹp có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước
3. Các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn trích và tác dụng:
- Biện pháp so sánh: “thua”, “kém”: chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên.
- Ẩn dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn.
=> Tác giả dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong, mềm mại, thanh thoát như nét núi mùa xuân.
- Nghệ thuật nhân hóa "hoa ghen, liễu hờn" gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.
- Phép nhân hóa nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp toàn mĩ của Thúy Kiều: nghiêng nước nghiêng thành, giai nhân tuyệt thế, có một không hai khiến cho tạo hóa (đẹp như hoa) cũng phải ghen tị, đố kị với sự đằm thắm của Thúy Kiều, liễu nổi tiếng là xanh mướt, mềm mại, yểu điệu, thướt tha mà cũng phải hơn dỗi vì thua mái tóc của nàng.
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” là bút pháp nghệ thuật cổ điển, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người . Các phép tu từ đều tập trung làm nổi bật gương mặt kiêu sa, diễm lệ, thanh tú, thông minh, tài hoa của Thúy Kiều đồng thời dự báo số phận nàng Kiều “Tài đành họa hai” – cuộc đời trắc trở, vất vả.