K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

 

* Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá; trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như: Cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng….., trong biển có khoảng 100 loài tôm, 1 số có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm hùm, tôm rồng…. Ngoài ra còn có các đặc sản như: Hải sâm, bàu ngư, sò huyết …..

* Ngành khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta còn nhiều điều bất hợp lý:

- Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép, trong khi đó sản lượng dánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

- Hải sản nuôi trồng chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng toàn ngành.

 

17 tháng 12 2022

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

 

23 tháng 3 2022

Vì: 

- Ở Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

- Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,... đều có các nhà máy chế biến thủy sản của các công ty tư nhân.

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản biển.

24 tháng 3 2022

tham khảo 

Phân tích ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta:

Các ngành kinh tế và điều kiện:

– Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: có nguồn thủy hải sản phong phú, biển rộng, ấm.

– Du lịch biển đảo: có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp…

– Khai thác và chế biến khoáng sản biến: có nhiều tài nguyên biển như muối, nhiều bãi cát chứa oxit titan, cát trắng, thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên…

– Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng vịnh sâu để xây dựng hải cảng…

* Cần phải đẩy mạnh khai thác xa bờ vì: 

– Lượng thuỷ hải sản ở ven biển là có hạn, khai thác quá mức sẽ gây cạn kiệt.

*Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động như thế nào đến ngành khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản:

+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng

+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

16 tháng 12 2020
Ok xin lỗi nhé
16 tháng 12 2020

troi oi

26 tháng 10 2023

a) TP Cần Thơ gồm các đơn vị hành chính sau:

- 9 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai.

- 5 huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, và Thốt Nốt.

26 tháng 10 2023

b) Vùng biển nước ta thuận lợi phát triển các ngành kinh tế sau:

- Ngư nghiệp và thủy sản: Vùng biển nước ta là một trong những nguồn tài nguyên thủy sản lớn trên thế giới, bao gồm việc đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, và chế biến thủy sản.

- Giao thông biển và logistics: Vùng biển cũng là tuyến đường giao thông quan trọng cho hàng hóa và thương mại quốc tế, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

- Du lịch biển: Nước ta có nhiều bãi biển đẹp và điểm đón khách du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, và Hạ Long.

21 tháng 10 2023

Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dưới đây là một số thông tin về tiềm năng và thực trạng của ngành này:
1. Tiềm năng:
- Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản.
- Nước ta có nhiều loại hải sản phong phú và đa dạng, bao gồm cá, tôm, cua, ghẹ, sò, hàu, mực, bạch tuộc, hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống, hải sản chế biến sẵn, vv.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để xuất khẩu hải sản sang các thị trường quốc tế, như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, vv.
2. Thực trạng:
- Ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản đang gặp nhiều khó khăn, bao gồm: ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ kém, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, vv.
- Các doanh nghiệp trong ngành còn thiếu sự đầu tư và phát triển, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất.
- Việc đưa sản phẩm hải sản của Việt Nam vào các thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các quy định về an toàn thực phẩm và môi trường khắt khe của các nước nhập khẩu.

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.