K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

Em rất thích tìm hiểu về các loài động vật, đặc biệt là những loài động vật hoang dã. Em luôn mong muốn có dịp được tận mắt quan sát chúng. Mẹ em vốn là người rất tâm lí, thấy em muốn tìm hiểu về động vật để có nhiều kiến thức hơn nên mẹ hay cho em đi đây đi đó để có dịp quan sát. Thỉnh thoảng, mẹ cho em đi vườn thú để có thể nhìn thấy loài hổ ngoài đời thực. Ở đây, em đã được quan sát một con hổ to thật là to.

Vừa nhìn thấy con hổ, em đã reo lên thích thú. Quả thực chú hổ này nhìn vô cùng oai phong, nó rất có dáng vẻ của bậc chúa tể sơn lâm. Chú hổ này được nhốt riêng ở một cái chuồng sắt lớn. Trong đó còn có cả hòn giả sơn và suối nước chạy vòng quanh. Bên suối là hai ba cái cây tự nhiên để làm nơi cho hổ dạo chơi. Con hổ mà em được quan sát là giống hổ Đông Dương. Đó là một con hổ đã trưởng thành. Nhìn nó thật dũng mãnh và cường tráng. Thậm chí còn hơi hung dữ. Nó cao chừng gần một mét, nặng tầm gần một trăm ki-lô-gam.

Chú hổ có bộ lông màu vàng trên đó xen kẽ những vằn đen chạy song song rất đều nhau. Ngay cả lông ở đuôi chú ta cũng thế. Đuôi của nó cũng rất dài, dáng vẻ uyển chuyển. Đầu chú ta tròn và lớn hơn quả bí ngô. Hai tai như hai lá đa vểnh lên nhìn rất oai phong. Khuôn mặt chú ta nhìn rất dữ tợn, toát lên phong thái của bậc chúa tể sơn lâm. Đôi mắt tròn, sắc nhọn và sáng quắc, chính đôi mắt ấy đã tạo ra nỗi khiếp sợ và kính nể của muôn loài dành cho nó. Cái mũi to, khuôn miệng rộng khi ngáp để lộ ra đôi hàm răng nhọn hoắt và sáng loáng. Hai bên miệng còn có nhiều ria mép màu đen, chắc là rất cứng. Nhìn cả người chú ta nở nang những bắp thịt rắn chắc, bốn chân cao to, dưới bàn chân có những nệm thịt rất lớn. Em đặc biệt chú ý tới bộ móng vuốt của chú ta, nó vô cùng sắc nhọn, dài và cứng. Đó chắc hẳn là công cụ đắc lực để tìm và đoạt lấy thức ăn.

Em thấy hổ đi lại lòng vòng trong chuồng. Chốc chốc chú ta lại nhảy phốc lên hòn giả sơn như muốn tìm gì đó. Thỉnh thoảng hổ gầm lên mấy tiếng rồi lại quay về bên gốc cây quen thuộc của mình. Em nghĩ chắc là hổ đang nhớ núi rừng quê hương của nó. Một lát, em thấy cô nhân viên chăm sóc đến cho hổ ăn. Từng tảng lớn thịt lợn và thịt bò được mang vào trong. Hổ nhảy phốc đến, dùng chân vồ mồi rồi dùng hàm răng sắc nhọn xé thịt ăn ngon lành. Rồi nó ra suối uống nước và nằm thiu thiu ngủ.

Được tận mắt quan sát hình dáng và hoạt động của con hổ khiến em rất vui. Em như hiểu thêm được phần nào cuộc sống của những loài thú dữ. Em cũng hiểu được tầm quan trọng của việc phải bảo vệ những loài động vật hoang dã và quý hiếm mà hổ là một ví dụ. Em mong mình sẽ có dịp được đi nhiều nơi để quan sát và tìm hiểu nhiều loài động vật hơn nữa.

Tả con hổ trong vườn thú

Chúng ta thường biết đến hổ là chúa sơn lâm, vị vua của rừng già qua những bộ phim hoạt hình hay trong những kênh thế giới động vật. Hổ là một con vật dũng mãnh chính vì sự dũng mãnh ấy khiến cho muôn loài khiếp sợ nó. Cũng chính vì thế mà nó được tôn là chúa của muôn loài tức là người cao nhất vậy. Hiện nay thì những con vật hoang dã ấy được nuôi dưỡng trong những sở thú để bảo tồn nguồn gen quý tránh được sự sát hại của những con người độc ác và tránh nguy cơ tuyệt chủng.

Một lần nọ tôi cùng ba má đến thăm sở thú, tôi rất thường xuyên đến đây vì cuối tuần nào ba má cũng cho tôi đi chơi, cũng như là để ba má giải tỏa những căng thẳng trong công việc. Lần nào đến tôi cũng đến thăm vị chúa sơn lâm ấy. Thân hình của nó cũng rất to, nó thấp chứ không được cao như những con ngựa vằn hay linh dương thế mà trên kênh phim ta lại thấy nó có thể bắt được những con ngựa ấy. Chính bởi vì chúng rất nhanh mặc dù thấp nhưng nó không trở thành hạn chế của con hổ ấy. Toàn thân nó khoác lên một bộ lông đẹp khoang đen khoang cam nhìn rất đẹp. Cách phối màu trên thân hình ấy cũng rất tinh tế. Ở những chỗ như: cổ, bên trong chân… có những đám lông màu trắng rất đẹp, nhìn như những sợi kem bông mà tôi đang cầm vậy.

Đôi mắt nó tinh tường lắm thấy thức ăn nó vô cùng nhanh nhẹn và thể hiện sự sắc sảo trong đôi mắt của mình. Nhìn vào những lúc nó buồn bã bực tức đôi mắt ấy hiện lên thật sự dữ tợn. Tưởng rằng nếu chẳng may bị lọt vào đó sẽ bị xé xác ngay lập tức. Thế nhưng cũng có lúc ánh mắt ấy lại hiền từ thân thiện lắm. mặc cho mình đứng đấy nó cứ lững thững đi qua đi lại rồi lại nằm xuống.

Những chiếc răng nanh của nó rất sắc nhọn như những chiếc kim cỡ sắc nhọn và bự. Mỗi khi người ta cho nó ăn thì những chiếc răng sắc nhọn ấy hé ra trông thật là đáng sợ. Nó dùng bộ hàm ấy mà như xé tan nát miếng thịt sống.

Trên những bàn chân của hổ có những móng vuốt thật sắc nhọn, chính cái bàn chân ấy để giúp cho nó vồ lấy thức ăn.

Tôi thấy mến nó bởi vì nó là một loài vật có uy quyền và có sức khỏe rất mạnh. Chính sự hiếu kì ấy giúp cho tôi gần nó hơn ngắm nhìn nó mọi tư thế. Và cuối tuần đến xem nó ngày càng một lớn lên to khỏe như thế nào.

14 tháng 10 2019

Róc rách! róc rách nước từ trên thượng nguồn đổ về nghe thật vui tai. Đó là tiếng dòng suối chảy thân quen ở quê em.

Không biết con suối bắt nguồn từ đâu, chỉ biết nó gắn bó với làng em từ lâu lắm. Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng như một dải lụa trắng xóa từ trên vùng núi cao tưởng chừng như thác. Dòng suối rộng độ hai mươi mét, nước trong suốt vắt, mát lạnh, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ tóa bóng mát rượi. Thỉnh thoảng có những hòn đá to màu xám đen nằm chắn ngang dòng nước chảy. Vì vậy, nước phải chảy len lỏi trong từng kẽ đá. Nhưng cũng chính nhờ những tảng đá đó đã tạo nên những âm thanh thật trong trẻo vang vọng bên bờ suối.

Hai bên bờ suối là rừng già có nhiều cây to cao, vòm lá dày như những chiếc ô che mát rợp. Thỉnh thoảng có những tiếng chim hót ríu rít trên vòm cây xen kẽ cả tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

Vào những buổi chiều ánh nắng hoàng hôn buông xuống rọi vào con suối lấp lánh như dát vàng. Cùng với đó là tiếng nước nước chảy róc rách hòa theo gió rừng thổi mát và thật dễ chịu tạo nên một cảnh đẹp thơ mộng như đang lạc vào thế giới thần tiên.

Nước của con suối trong vắt, mọi người dân sống gần nơi đây thường lấy nước suối dùng trong sinh hoạt hằng ngày nấu cơm, đun nước, giặt giũ… và còn dùng nước suối trong việc chăn nuôi gia súc. Không những vậy, con suối còn như một cái máy điều hòa không khí, giúp cho không khí trở nên trong lành hơn, mát mẻ hơn vào những trưa hè nóng bức.

Em rất yêu con suối này, mỗi khi đi đâu xa em đều nhớ tới nó. Và khi về thường ngày nào buổi chiều em cũng ra ngắm con suối mà trong lòng cảm thấy rất vui. Để vệ môi trường sạch đẹp và phòng tránh con suối bị ô nhiễm, em sẽ đi tuyên truyền và vận động người dân sống gần con suối không vứt rác bừa bãi hay đổ nước bẩn gần con suối để giữ gìn con suối mãi đẹp với dòng nước luôn trong sạch.

14 tháng 10 2019

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

Hổ là một loài động vật ăn thịt nên nó sẽ không ăn cỏ.

Dậy sớm quá ha!

Chúc 1 buổi sang tốt lành!

đcm,tao làm đúng mà chúng mà sai hả

8 tháng 6 2021

Ngủ ngon nha con yêu! " Sau khi nghe mẹ nói xong câu ấy, tôi lên giường và ngủ thiếp đi. Tôi mơ thấy rằng: Một buổi sáng đẹp trời, tôi được mẹ dắt đi chợ hoa, chợ rất đẹp, tấp nập và đông vui. Những bông hoa lay ơn, hoa hồng, hoa ly nở rộ đẹp tuyệt vời. Tôi mãi ngắm hoa nên không để ý đến mẹ. Một lát sau, tôi chợt giật mình và không thấy mẹ đâu nữa rồi. Tôi rất sợ hãi, không biết mẹ đang ở đâu. Tôi lần tìm khắp ngõ chợ nhưng không thấy bóng giáng của mẹ đâu cả. Tôi ngồi xuống bóng cây phượng mà lo sợ. Bỗng nhiên, tôi thấy mẹ đứng từ xa vẫy tay tôi. Tôi tức tốc chạy theo mẹ và chạy mãi, chạy mãi,,, Không thấy mẹ nữa rồi. Bây giờ, tôi dang ở trong một khu rừng . Khu rừng này đẹp một cách lạ thường. Cánh rừng xanh như một viên thạch bích dưới nền trời xanh thẳm. Nhiều cây leo mọc chằn chịt ở các cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây mà vươn lên cao vút. Những cành cây là rộng, thân gỗ lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau, Có những cây hướng sáng chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt chui lọt xuống những loài cây ưa râm. Dưới khu rừng, nhiều chó sóc vun vút chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi. Càng đi sâu vào, khu rừng càng âm u. Đột nhiên, tôi nghe tiếng nói chuyện ngoài sau lưng :" Chúng ta cùng đi lễ hội mùa xuân ở nhà bác Gấu nhé " Tôi giật mình nhìn lại thì thấy một con sóc đang nói chuyện với chú chim đang đậu trên cành cây. Tôi hốt hoảng bỏ chạy thì chú chim gọi lại: - Bạn ơi đừng sợ, vì đây là rừng tiên cảnh nên ít ai có thể đến được đây, vì vậy học không biết loài thú, chim chúng tôi có thể nói chuyện được. Tôi bình tĩnh lại: Vậy, bây giờ bạn đi đâu, mình có thể đi cùng được không? Chú sóc bảo: " Chúng tớ đi lễ hội mùa xuân, bạn đi cùng chứ? Thế là tôi gạt lại những nỗi lo sợ đó và cùng đi với các bạn. Chúng tôi nghe tiếng suối rì rào, tiếng hót rất hay. Tôi cùng trò chuyện rất thân mật cùng các bạn. Chúng tôi cùng nhau nhảy múa cùng bạn chim sẻ, cáo trắng, gấu,... Những người bạn ở đây rất hiền hòa, thân thiện với tôi. "Dậy, con ơi!" Mẹ tôi đánh thức tôi dậy. Tôi không nghĩ là mình đang mơ mà đang ở trong một thế giới thật sự vậy. Tôi nghĩ rằng: " những con vật trong rừng rất thân thiện với chúng ta, nhưng vì chúng ta thấy vẻ bên ngoài của chúng đáng sợ nên mới nghĩ về chúng như vậy thôi. Thật ra, chúng cũng có tình cảm như con người vậy đó. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ nó, phải bảo vệ môi trường của chúng cũng như bảo vệ chính bản thân mình vây 

3 tháng 4 2019

CÁC BẠN TẢ ĐỀ NÀO CŨNG ĐƯỢC NHA!

3 tháng 4 2019

Đề 2 :

Hôm nay ngày chủ nhật, mẹ đưa em và bé Bi vào Sở thú chơi. Từ xa em đã nhìn thấy một tấm biển treo trên đó có hàng chữ: "NƠI Ở CỦA CÁC CHÚ THỎ CON", em và bé Bi dắt tay chạy vội đến xem.

Đây là vương quốc của các loài thỏ, có rất nhiều loài thỏ khác nhau, con thì tai rất dài, có con tai lại ngắn, đốm đen... Nhưng em thích nhất là chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông. Cái mõm của chú nhòn nhọn luôn động đậy. Cái mũi đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc ở hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn. Hai tai nó to như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: "Thỏ là giống vật nghe rất tinh, rất xa". Có một điều đặc biệt là khi muốn bắt thỏ chỉ cần cầm hai tai xách bổng lên là nó co cả mình và bốn chân lại. Làm như rất dễ xem thỏ béo hay gầy. Chú thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Người chăm sóc vườn thú vừa mới tung bó rau vào là chú đã sà vào ăn ngay. Vừa ăn vừa tròn xoe đôi mắt nhìn mọi người. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một mẫu đuôi ngắn tí tẹo luôn ngo ngoe. Mải đứng ngắm bên chuồng thỏ, em không nghe thấy tiếng mẹ gọi. Đến khi một bàn tay đập nhẹ vào vai em, em giật mình, hóa ra mọi người đang chuẩn bị đi xem các con thú khác.

Ra về, hình ảnh của các chú thỏ con xinh đẹp, đáng yêu vẫn lởn vởn ở trong tâm trí em. Em sẽ nói với mẹ cho em nuôi một chú thỏ xinh đẹp như chú thỏ ở trong Sở thú.

_Hok tốt_

Nhà thơ có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, nhà thơ mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”
Câu cuối của bài thơ thật đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình, quấn quýt dưới bóng mẹ. 

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

8 tháng 6 2021

Đêm qua, khi đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới, mệt quá nên tôi thiếp đi một lúc.Chỉ với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, tôi đã gặp một giấc mơ thật diệu kì. Trong giấc mơ ấy, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh bằng xương bằng thịt và được hàng tặng cho cây đàn. Đó là một giấc mơ vô cùng chân thật. 

Trong giấc mơ ấy, tôi hóa thân thành một dũng sĩ,là người giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm ấy, đang đi trên đường,tôi gặp  hai mẹ con nhà nọ, quần áo rách rưới, đói khổ. Người mẹ nói rằng: 

- Mấy ngày nay tôi với hai đứa con chưa có gì ăn do trong vùng có con quái thú, ngang nhiên cướp bóc lương thực, nhà cửa của chúng tôi.

Thấy người mẹ tâm sự như vậy, tôi liền nhớ ra chàng Thạch Sanh, cũng là người dũng cảm, thường xuyên giúp đỡ người khác. Hiện tại đã là vua, chàng luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Tôi dẫn mẹ con họ đén gặp vua. Đến đây, gặp được Thạch Sanh tôi đã trình bày câu chuyện của gia đính ấy và cả con quái thú mới xuất hiện. Thạch Sanh nghe thấy vậy liền mời mẹ con nhà nọ vào cung và cho ăn uống, tắm giặt sạch sẽ. Sau đó, chàng nới với tôi: 

- Hiện tại ở phương Bắc đang có giặc lăm le, ta sẽ đích thân chinh chiến. Thế nhưng việc diệt trừ con quái thú kia cũng khong thể chờ đợi ta về được. Vậy nên ta sẽ giao cây đàn thần cho nhà ngươi, hãy thay ta diệt trừ nó. 

Nói rồi chàng đem câ đàn thần từ trong kho bí mật lên tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và hứa rằng: 

- Tôi nhất định sẽ sử dụng cây đàn thần này để đánh bại con ác thú kia, đem lại bình yên cho dân làng. 

Do tình hình cấp bách, Thạch Sanh chỉ kịp sai người chuẩn bị ngựa cho tôi và mấy người mẹ con. Sau đó, tôi cùng họ trở về ngôi làng nọ với quyết tâm diệt trừ con ác thú kia. 

Đến nơi, hình ảnh hiện ra trước mắt tôi là con ác thú đang hung hăng đi vào từng nhà, cướp bóc, vơ vét của cải, người dân chạy tán loạn. Khung cảnh hết sức hỗn tạp. Tôi bắt đầu dùng cây đàn thần gẩy lên những tiếng đầu tiên. Con quái thú kia nghe thấy tiếng đàn, chuyển hướng sự chú ý sang chỗ tôi. Người dân vì thế mà có cơ hội chạy thoát. Tiếng đàn cất lên, ban đầu nghe thật du dương, ngọt ngào. Nhưng mỗi lúc nhịp đàn tăng nhanh, cao hơn tạo ra 1 thanh âm thật khó chịu. Con ác thú kia bắt đầu cảm thấy phiền phức bởi tiếng đàn, nó quay ra và chạy thật nhanh đến vồ lấy tôi. Nhanh chân, tôi đã tránh được móng vuốt của nó và tiếp tục gẩy đàn. Con thú ôm đầu vật vã, lấy 2 tay bịt tai nhưng không thể nào ngăn được tiếng đàn đang xâm chiếm vào trong trí óc. Càng tức giận hơn, hai con mắt long lên sòng sọc, quyết tâm vồ đến tôi. Thấy vậy, nhịp độ gẩy đàn của tôi tăng lên, con thú đang trên đà vồ đến bỗng ngã ra vì đầu đau dữ dội. Nhân cơ hội đó, tôi rút kiếm đeo bên mình đâm một nhát thấu tim con ác thú kia. Cuối cùng con thú ấy cũng đã chết. 

Dân làng thấy vậy, từ nơi ản nấp chạy ra, vô cùng vui mừng và cảm ơn tôi rối rít. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người. 

Cuối cùng, tôi mang cây đàn thần quay trở lại và trả lại cho Thạch Sanh. Biết được tin con thú kia đxa bị hạ, chàng vô cùng hài lòng và khen ngợi tôi. Tôi lấy làm cảm kích lắm. 

Đúng lúc đó, tiếng gọi của mẹ tôi vag lên: 

- Minh, cất sách vở đi ngủ thôi con

Giấc mơ kết thúc ở đó, mọi thứ vẫn hiện lên trong đầu tôi y như một thước phim quay chậm, chân thật đến từng chi tiết. 

25 tháng 2 2018

Quê tôi thuộc đồng bằng chiêm trũng. Cả cái dải đất hẹp miền Trung này, đồi núi đã chiếm hết bốn phần năm diện tích canh tác. Duy chỉ có vùng tôi, thiên nhiên đã dành cho người dân một dải đất đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đó chính là vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thủy.
Nghe cái tên đã thấy ngập những nước là nước rồi. Cứ đến mùa thu và mùa đông thì dường như cánh đồng quê em chỉ là một màu trắng bạc. Nước ngập đến vài tháng. Vụ đông xuân người ta phải sử dụng tối đa các trạm bơm điện để chống úng mới cày, cấy được. Cả năm chỉ làm được hai vụ. Nhưng điều kì lạ là cả hai vụ đông xuân và hè thu đậu đạt năng suất rất cao. Năm nào, cánh đồng cũng nhận được một lượng phù sa khá lớn từ sông Kiến Giang, một nhánh của dòng sông Nhật.

Bây giờ thì trước mắt tôi là một cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ đông xuân trải dài từ chân đường quốc lộ 1A đến chân đường sắt Bắc Nam ven sườn dãy Trường Sơn hung VI. Như vậy, cánh đồng quê tôi có chiều ngang chiếm trọn gần như toàn bộ chiều ngang của Tổ quốc ở cái đoạn thắt lưng này. Mùa xuân, chim én về đây nhiều lắm. Có những thửa ruộng có đến hàng trăm con én chao liệng trên thảm nhung xanh mịn màng ấy.

Phía xa xa, một đàn cò trắng đứng thành một hàng dài trên bờ ruộng. Chúng đứng im phăng phắc, không động đậy. Nhưng chỉ cần một tiếng động nào đó của dân chài lưới khua đuổi cá thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào những thời điểm như thế này em mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Em cứ ngắm mãi những đợt sóng lúa cứ đuổi nhau đến tận chân trời mà không chán mắt. Sóng lúa cứ nhấp nhô lên xuống cứ ngỡ như một tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống, rũ hết những bụi bẩn rồi trải phẳng lì từ chân trời phía bên này sang chân trời phía bên kia một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai, không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Tôi yêu quê tôi lắm, dẫu nó có phải trải qua những trận hồng thủy kinh người hay những cơn cuồng phong dữ dội từ biển Đông thổi tới thì mảnh đất này cũng là nơi quê cha đất tổ, nơi gắn bó máu thịt với tôi.

13 tháng 5 2018

 Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

11 tháng 4 2021

Lưu ý:

1.Ko đc chép mạng

2.Ko đòi hỏi mình k bài

3.Ko đc viết linh tinh.

11 tháng 4 2021

Lưu ý j kì v, đã nhờ ng khác giúp mà còn ra điều kiện thì chẳng ma nào giúp bn đâu:>

14 tháng 7 2018

a)hổ đực, hổ cái, nước mắt, nhìn kĩ,đụng đậy, biết ngay, sắp đẻ, mừng rỡ, đùa giỡn, hục xuống, dáng vẻ

b) bát cơm , dẻo thơm, đắng cay, muôn phần

Tham khảo thôi nha