Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 .
"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.
Tôi là Dương Thiên Linh, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 10 của trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.
Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.
Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.
Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.
Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.
Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.
Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.
Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.
Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.
Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.
Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?
Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…
Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.
Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.
Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.
Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.
Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.
Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.
Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".
Tả về công việc mà bạn , Vd : Ca sĩ , diễn viên ,...
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.
- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Hk tốt
lưu ý : ko chép mạng nha
ai ko lm đc thân bài thì lm kết bài hoặc mở bài thui cx dc
Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là "ông giáo". Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.
Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.
Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:
- Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?
Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:
- Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.
Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.
Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:
- Vậy lão để cho chúng bắt á?
Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:
- Ông giáo ơi ... Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó...
Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.
Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:
- Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:
- Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.
Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.
Lão bảo:
- Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: "Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?" .
Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.
Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ây họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.
#Trang
bạn tham khảo :
Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thương. Mỗi khi chiều xuống, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật vô tình, tôi đã tận mắt chứng kiến toàn vẹn câu truyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời. Ông giáo làm nghề dạy học đã lâu nhưng đời sống cũng chẳng khá giả gì. Ổng cùng vợ con sống trong một căn nhà đơn sơ nhỏ bé. Trong nhà chỉ giản dị và đơn giản một cái chõng tre, một cái giường cũ, mấy bộ quần áo, một tủ sách nhỏ và mấy bộ bàn và ghế cũ để dạy học cho lũ trẻ trong làng. Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa lại rất nhân hậu nên thường dạy học trò không lấy tiền. Vì vậy, đời sống của ông cũng chả khá hơn những người nông dân chúng tôi là mấy. Như thường lệ, thấy tôi sang, ông rót nước mời tôi. Đặt bát chè tươi xuống bàn, ông giáo lại nói về chuyện lão Hạc. Lão Hạc là hàng xóm liền kề với hai mái ấm gia đình chúng tôi. Lão thân và kính trọng ông giáo lắm. Có chuyện gì lão cũng kể cho ông giáo nghe, xin quan điểm của ông. Tuy cũng là nông dân nhưng lão khổ hơn chúng tôi gấp bội phần. Nhà lão nghèo lắm, vợ lão mất sớm, được thằng con trai khỏe mạnh thì lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ. Cả mái ấm gia đình chỉ còn mỗi lão Hạc thui thủi sống một mình cùng con chó vàng trong túp lều mục nát. Ngày nào lão cũng phải đi làm thuê kiếm miếng ăn khiến tôi không tránh khỏi thương cảm. Lão vừa ốm hơn hai tháng trời, có bao nhiêu tiền tích góp đều tiêu hết cả. Nhiều lúc, tôi cũng muốn giúp lão nhưng nhà nghèo, cố gắng nỗ lực lắm, thi thoảng tôi cũng chỉ giúp lão được củ khoai, bát gạo. Buổi chiều hôm ấy, tôi và ông giáo đang ngồi trò chuyện thì lão Hạc sang. Dạo này chắc không có gì ăn nên lão gầy quá. Hôm nay trông lão có vẻ như buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi. Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à? ”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui tươi, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão khởi đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều nỗ lực an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ như đồng ý chấp thuận với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút ít. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như kiếp tôi ví dụ điển hình”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu truyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khó, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng quá bất ngờ khi có người bần hàn đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong ước sao cho lão bớt khổ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc khiến tôi cảm động rơi nước mắt và in sâu vào tâm lý tôi. Một con người lương thiện, nhân hậu như vậy mà vẫn phải chịu khổ đau. Ước sao cho số phận của lão Hạc sẽ bớt đi những cay đắng và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn để không ai phải khổ như lão Hạc.
Vào đúng khoảnh khắc những que diêm cuối cùng nối tiếp nhau bừng sáng, bà dịu dàng nắm lấy tay tôi, rồi hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Thế là tôi đã được cùng bà về bên Thượng đế chí nhân, chấm dứt những tháng ngày đau khổ, bi thương chốn trần gian. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nữa. Tôi cảm nhận rõ sự ấm áp từ vòng tay đầy yêu thương của bà. Hạnh phúc ơi! Sao tận bây giờ Người mới gọi tên con?
Vừa đặt chân đến cổng thiên đường, tôi ngỡ ngàng khi đứng trước một chiếc cầu vồng khổng lồ, lung linh bảy sắc. Ánh sáng, màu sắc rực rỡ từ cầu vồng chiếu ra khiến tôi lóa mắt. Trên cầu vồng, những làn mây màu ngọc thạch vắt ngang như những chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh non được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế có lẽ chỉ một lần trong vũ trụ, khác hẳn sự tối tăm, lạnh lẽo của đêm giao thừa chốn dương gian. Bà ân cần nắm tay tôi, đưa về một ngôi nhà xinh xắn, với hàng rào dây thường xuân bao quanh giống như ngôi nhà hạnh phúc của gia đình tôi ngày xưa. Trong nhà, một lò sưởi ấm cúng với những ngọn lửa nhỏ đang nhẩy múa, trên bàn ăn trải khăn trắng tinh, một con ngỗng quay vàng rộm đang chờ sẵn cùng với rất nhiều bánh ngọt và hoa quả tươi ngon, cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy ở góc phòng. Ngồi trong lòng bà, bên lò sưởi ấm áp, tôi nghẹn ngào kể cho bà nghe cuộc sống khốn cùng của tôi sau khi bà mất:
- Bà ơi! Từ ngày bà rời xa cháu, gia đình ta đã lâm vào cảnh bần hàn. Hai cha con cháu phải chuyển đến một căn áp mái tồi tàn, hoang lạnh. Cha trở nên nghiện ngập, mắng chửi cháu cả ngày. Cháu phải đi bán diêm để mưu sinh. Trong đêm giao thừa rét mướt, một mình cháu đầu trần với đôi chân tê cóng vì không có giày dò dẫm trong đêm tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ đòn roi của cha. Đói và rét khiến cháu kiệt sức, đành ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà trong cái rét cắt da, cắt thịt của đêm đông. Cháu muốn quẹt một que diêm để hơ ấm đôi bàn tay tê buốt nhưng không dám vì đó là số diêm cha cháu giao đi bán. Cuối cùng cháu đánh liều quẹt một que, ánh sáng diêm rực như than hồng. Cháu tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm tàn, lò sưởi cũng biến mất, cháu bần thần lo sợ sẽ bị cha mắng. Cảm giác đói cồn cào xâm chiếm, cháu lại quẹt que diêm thứ hai. Kì diệu quá bà ơi! Cả một bàn ăn thịnh soạn hiện ra, mùi ngỗng quay thơm nức cả mũi. Nhưng rồi mộng tưởng cũng tan biến khi que diêm vụt tắt. Chỉ còn lại mình cháu cô đơn trong xó tường lạnh lẽo. Không một ai bố thí cho cháu một chút tình thương. Tại sao cuộc sống của cháu lại bi thảm đến thế? Cháu nhớ quay quắt những đêm giao thừa hạnh phúc khi bà còn sống. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Trời ơi! Cháu không tin nổi! Trước mắt cháu là một cây thông Noel lớn, lộng lẫy với ngàn ánh nến sáng rực, lấp lánh. Rồi diêm tắt, những ngọn nến cứ thế bay cao rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời xa thẳm. Những ngôi sao đó gợi trong cháu nỗi nhớ bà da diết. Cháu quẹt thứ tư và bà đã đến bên cháu, vẫn nụ cười hiền hậu, dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn cháu. Bà ơi! Đó chính là điều kì diệu nhất mà cháu được nhận từ thượng đế nhân từ. Cháu muốn níu bà ở lại vì bà chính là điểm tựa của cháu trong cuộc sống. Vì cháu biết có bà, cháu sẽ được sống những ngày hạnh phúc. Bà sẽ đưa cháu đến với một thế giới không có đòn roi, không có đói khát, không bị ghẻ lạnh mà chỉ có tiếng cười và những yêu thương. Cháu cũng biết, diêm tắt, bà cũng sẽ biến mất như những ảo ảnh trước. Không! Cháu không muốn thế. Cháu muốn ở mãi bên bà. Cháu cuống quýt quẹt tất cả những que diêm còn trong bao mong giữ bà ở lại. Diêm nối nhau sáng mãi, rồi bà đã nắm tay cháu bay cao lên mãi.
Bà ơi! Cháu đã không còn mẹ nữa. Xin bà đừng bao giờ rời xa cháu nữa bà nhé! – Tôi khẩn nài bà trong nước mắt.
Bà hiền hậu vuốt tóc tôi và nói:
- Cháu yêu! Đừng khóc nữa. Giờ cháu đã ở đây với bà rồi. Sẽ không còn buồn đau, đói rét nào đe dọa cháu nữa đâu.
Tôi ngả đầu vào vai bà trong niềm vui sướng khôn tả. Bỗng cánh cửa lớn mở ra, một người phụ nữ bước bước vào. Nhìn bà, tôi chợt thấy trái tim mình loạn nhịp. Vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, nụ cười bừng nở như nắng mai, mùi hương quen thuộc. Mẹ! Là mẹ thật rồi. Tôi chạy nhào vào lòng mẹ, khóc tức tưởi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự trùng phùng kì diệu. Mẹ ôm chặt lấy tôi, vuốt tóc, lau nước mắt cho tôi. Mẹ nói:
- Nín đi con! Từ nay mẹ và bà sẽ bù đắp cho con tất cả những bất hạnh con đã phải chịu suốt bao năm qua.
Nỗi vui sướng khiến tôi mê mụ. Tôi không ngờ niềm hạnh phúc của tôi lại tròn đầy đến thế. Tôi chợt nghĩ không biết giờ này, ở dưới kia, họ đang làm gì với tôi - cô bé bán diêm. Tôi bèn vén mây nhìn xuống trần gian. Tôi nhìn theo và thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé ấy đã chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết. Vậy mà họ không tỏ chút xót thương nào, họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất. Cô bé ấy là tôi. Tôi đã chết không phải vì đói và rét, mà chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Mong sao trong cuộc đời sẽ không còn cô bé nào khốn khổ như tôi nữa. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương và biết sẻ chia.
- Cháu gái! Chúng ta đi chơi nào! Tiếng bà gọi tôi trở lại với thực tại.
Tôi vui sướng cùng bà và mẹ đi chơi, vườn hoa nơi thiên đường đẹp kì ảo với trăm ngàn loài hoa đủ màu lấp lánh. Mây trắng bò tràn lan trên mỏi nẻo đường đi. Mây ngũ sắc vương trên các vòm cây kì bí. Những cổng chào với ánh sáng chói lóa, lung linh đẹp mê hồn.
Thế là từ nay, tôi sẽ được sống cùng bà và mẹ hạnh phúc như xưa! Tôi sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ, lời nói, ảnh mắt của hai người. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Tôi thầm cảm ơn thượng đế đã ban cho tôi phước lành này. Thượng đế chí tôn! Con xin cảm ơn Người!
Đọc truyện cổ tích, em rất thích thú khi thấy, trong lúc tuyệt vọng, những người tốt lại được Bụt hiện ra giúp đỡ. Em luôn khao khát một lần được gặp Người. Một đêm, em đã nằm mơ thấy Bụt hiện lên.
Khi học xong em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, em thấy ông. Khó có thể đoán tuổi của Bụt: tám mươi, chín mươi hay là trăm tuổi? Dáng người hơi còng nhưng trông ông rất khỏe mạnh. Khuôn mặt ông đầy đặn và phúc hậu. Tuy tuổi tác đã cao nhưng nước da ông vẫn còn hồng hào như lứa tuổi thanh niên. Mái tóc bạc trắng như cước được búi lên tận đỉnh đầu và cài trâm vàng. Lông mày, lông mi và những chòm râu dài đến tận ngực cũng đều bạc trắng cả. Đôi mắt ông trong sáng như sao, hiền dịu như ánh trăng rằm luôn nhìn mọi người với vẻ trìu mến thân thương. Miệng ông luôn cười tươi để lộ ra những chiếc răng đen nhánh. Ông mặc quần áo thụng màu trắng, tay luôn chống cây gậy trúc. Từ xa, em thấy một chàng trai đang nói điều gì với ông. Em tiến lại gần nhưng không nói gì cả mà lặng lẽ nấp sau bụi tre. Anh chàng ấy nói: "Thưa ông, trước đây con đi làm thuê cho một nhà chủ. Con đã làm lụng vất vả, không quản khó nhọc và ông chủ đã hứa gả con gái mình cho con. Nhưng giờ thì lão định gả cô ấy cho một kẻ khác và bắt con vào rừng tìm được cây tre trăm đốt. Nhưng con tìm kiếm rất nhiều khu rừng mà không có cây tre nào trăm đốt...” Ánh mắt của ông Bụt lúc này sáng quắc, vẻ nghiêm nghị. Tiếng nói trầm ấm vang vang cất lên: "Con hãy chặt một trăm đốt tre rồi hô "khắc nhập" tức khắc sẽ có cây tre trăm đốt”. Anh làm như lời ông và đúng như vậy. Bụt còn dặn anh hô "khắc xuất", trăm đốt tre sẽ rời ra. Anh bó làm hai bó rồi gánh về nhà. Nhưng chỉ còn hai giờ nữa là lễ cưới bắt đầu rồi mà rừng lại lắm cây cối um tùm, đi làm sao cho kịp. Anh trai cày ngồi khóc và ông Bụt lại hiện ra. Ông lắc nhẹ cái phất trong tay. Một chiếc cầu vồng bảy sắc hiện ra bắc từ chân trời bên này sang chân trời bên kia. Anh chàng bước lên chiếc cầu, trông anh như con kiến càng đi trên một cành cây to lớn trên nền trời xanh. Em mải ngắm cầu vồng quá nên đã sơ ý làm gẫy một cành khô. Bụi đã biết em nấp sau bụi cây. Từng bước đi khoan thai, nhẹ nhàng ông tiến lại gần em và nói: "Cháu hãy ra đây!". Từ ống tay áo, ông lấy ra một quả cầu có thể nhìn thấy tất cả mọi việc đang diễn ra trên thế giới. Trong quả cầu em nhìn thấy chàng trai vừa nãy đã trừng trị lão chủ rất thích đáng và đã cùng cô gái sống hạnh phúc trọn đời. Thấy vậy, em liền hỏi ông: "Tại sao ông lại tốt như vậy?”. Ông trả lời: "Vì trời đã ban cho ông làm Bụt, ông phải giúp đỡ mọi người hoàn thành trọng trách đó”. Ông đã khuyên em: "Phải ăn hiền ở lành thì mai này sẽ gặp phúc đức, không được ăn ở độc ác vì sẽ gặp quả báo". Tỉnh dậy, em vẫn còn nhớ như in lời khuyên của Người.
Em rất yêu quý Bụt. Ông đúng như một quan toà xét xử công minh, trừng phạt kẻ ác, giúp đỡ người hiền lương
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.