Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.-Công nghiệp: phát triển rèn sắt, làm gốm, dệt vải
-Nông nghiệp: phát triển trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng
-Thương nghiệp: phát triển buôn bán trong nước và cả nước ngoài cũng đến buôn bán, trao đổi
Còn câu 2 mình không biết!
Âm nhạc là 1 cái gì đó rất cần thiết cho con người. Đi trên đường phố lúc nào ta cũng có thể nghe thấy âm thanh, điều đó giúp cuộc đời của chúng ta thêm tươi trẻ rộn ràng. Chính vì thế mà nếu thiếu đi âm nhạc cuộc đời chúng ta sẽ thật tẻ nhạt và buồn chán biết bao
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ảnh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh diễn cảm lớn lao, âm nhạc thể hiện với tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người: niềm vui và nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, niềm suy tư thầm kín, chí hướng và ước mơ hạnh phúc.
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.
Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.
Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.
bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đó là hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người tài năng, dũng cảm. Dưới sự lãnh đạo của ông, mọi trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn đều bách chiến bách thắng. Chính bởi lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
k mik nha
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba - Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia
trong cuộc sống hằng ngày, lời xin lỗi được coi là một lễ nghi, quan trọng với những người bị oan và nó cũng là một cách để thừa nhận hành vi sai trái.
Đôi khi những chuyện nhỏ nhặt có thể một câu xin lỗi là mọi chuyện lại bình thường trở lại. Mặc dù trong cái câu xin lỗi đó không thể lấy lại những gì trong quá khứ nhưng nó thể hiện ra một con người biết làm sai và ăn năn hối lỗi. Nó sẽ xóa bỏ các hành động tiêu cực mà đã gây ra. Và cái người bị xúc phạm trước đó sẽ cảm thấy một phần nào đó được an ủi hay là hối hận của người gây ra.
Khi nhận lỗi chúng ta có một cảm giác rất thoải mái nhẹ nhàng không còn lo lắng gì nữa và trong mình cảm thấy người kia không phải là người đe dọa nữa. Xin lỗi nó không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi mà nó thể hiện trách nhiệm của người đó với cuộc sống.Xin lỗi để giúp mình những lần sau không còn tái diễn những lỗi ấy..Xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.. Xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ đồng cảm với mọi người khi vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Xin lỗi còn để hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
Đặc biệt là khi chúng ta xúc phạm đến người lớn nhất là cha mẹ ,ông bà sự hối hận , xấu hổ nó khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Sau khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về việc của mình đã gây ra thì lúc đó những cái lỗi lầm hay các cảm giác khó chịu ấy dường như tan tiến từ lúc nào không hay.
Đôi khi chỉ đơn giản là một câu " xin lỗi " cũng có thể hàn gắn tình bạn , hàn gắn với người mình đã gây ra. Nó nhắc nhở ta đừng nên tái phạm lần nữa.
Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không. Họ sẽ cảm thấy mình như đnag đùa giỡn với họ vậy và đồng thời lỗi của mình có khi còn tăng lên nhiều hơn.
Cũng như các bạn khi bị ai đó chọc cho tức rồi họ không xin lỗi thì lúc đó cảm giác ra sao thì chính các bạn cũng hiểu rất rõ. Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Cho thấy lỗi lầm đang nói lên bạn là một người không đổ trách nhiệm cho ai lỗi lầm cho ai.
Đừng coi thường lời xin lỗi nhé! Đơn thuần là hai chữ " Xin Lỗi " nhưng nó có thể giúp người khác hiểu bạn là người ra sao đấy!
Về lời nhận xét của Lê Văn Hưu : chứng tỏ :
- Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của dân tộc ta.
- Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
- Dân lộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.
Về lời nhận xét của Lê Vãn Hưu : chứng tỏ :
- Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của dân tộc ta.
- Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ nên sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
- Dân lộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc.