Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
* Nhận xét:
- Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng “dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến.
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).
Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội) ngày nay
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.
=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc
- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Tham khảo:
- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
REFER
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã: - Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
Khả năng chiến đấu của người dân Việt Nam sẽ bộc phát khi có sự xâm phạm tới cuộc sống của mỗi người, sẽ tự vùng dậy, tự có nhiều cách chiến đấu khác nhau để có thể bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình.
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:
+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.
+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.
- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:
+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…
+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.
+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Tham khảo
Nhận xét: nhân dân ta có lòng yêu nước rất mạnh mẽ, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chủ quyền cha ông để lại. Tinh thần cương quyết dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để góp phần vào việc bảo vệ đất nước.