K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Học sinh tiến hành đo rồi sử dụng kết quả đo để hoàn thành bảng bảng 36.2.

Ví dụ:

Tên

Trước khi vận động

Sau 2 phút vận động

So sánh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi vận động

Nguyễn Văn A

36,4oC

36,8oC

Sau khi vận động cao hơn

Lê Văn B

36,6oC

37,1oC

Sau khi vận động cao hơn

- Giải thích:

+ Trước khi vận động, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường (36,3 – 37,3oC).

+ Khi vận động, tốc độ hô hấp tế bào nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và năng lượng cho cơ bắp hoạt động liên tục. Mà một phần năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào được giải phóng dưới dạng nhiệt. Bởi vậy, cơ thể càng vận động mạnh thì nhiệt sinh ra càng nhiều khiến thân nhiệt tăng.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

1. *Gợi ý:

- Giá trị đo thân nhiệt của bản thân: 36,6oC.

- Nhận xét: Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3 oC → Thân nhiệt của bản thân dao động ở mức bình thường.

2. Ý nghĩa của việc đo thân nhiệt: Đo thân nhiệt để xác định nhiệt độ của cơ thể. Mà nhiệt độ cơ thể có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe của cơ thể người. Do đó, việc đo thân nhiệt có thể giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe bản thân, từ đó, giúp chẩn đoán, sàng lọc nhanh chóng để có biện pháp xử lí kịp thời khi có bất thường.

9 tháng 12 2023

Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

29 tháng 3 2024

F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

   

Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

Quan sát hiện tượng thí nghiệm ta thấy: Ở Hình 28.5a, nhiệt độ trong bình thủy tinh tăng dần còn trong thí nghiệm ở Hình 28.5b thì nhiệt độ trong bình thủy tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ.

1.

- Trong thí nghiệm ở Hình 28.5a thì nhiệt độ trong bình thủy tinh tăng dần vì bình thủy tinh nhận được năng lượng nhiệt từ đèn điện dây tóc phát ra.

- Còn trong thí nghiệm ở Hình 28.5b thì nhiệt độ trong bình thủy tinh lại giảm dần về nhiệt độ cũ vì bình thủy tinh không nhận được năng lượng nhiệt từ đèn điện dây tóc phát ra nữa mà dần dần tỏa năng lượng nhiệt thu được từ lúc trước ra môi trường xung quanh.

2. Sự truyền nhiệt từ đèn đến bình thủy tinh không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì:

+ Không khí là chất dẫn nhiệt kém nên sự truyền nhiệt này không phải là hình thức dẫn nhiệt.

+ Sự truyền nhiệt trong trường hợp này truyền theo đường thẳng nên không phải là hình thức đối lưu.

5 tháng 9 2023

Các chất khí giống nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Học sinh quan sát sự thay đổi của số chỉ nhiệt lượng trên oát kế và đọc lại số chỉ đó ở các nhiệt độ khác nhau theo yêu cầu của đề bài. Sau đó có thể rút ra nhận xét:

- Nhiệt lượng nước ở nhiệt độ đã tăng 10oC lớn hơn nhiệt lượng nước ở nhiệt độ ban đầu.

- Nhiệt lượng mà nước nhận được để tăng 10oC so với nhiệt độ ban đầu phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và bản chất của làm vật.

Thí nghiệmNgười ta dùng thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.- Ba thanh nhôm, đồng, sắt (1).- Khay đựng cồn và tấm chắn đậy khay đựng cồn để đảm bảo các thanh tăng nhiệt độ giống nhau (2).- Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh, mặt ghi vạch và kim chỉ thị (3).- Khi đốt cồn trong khay, đậy nắp chắn lên khay, thì thấy các kim chỉ thị...
Đọc tiếp

Thí nghiệm

Người ta dùng thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

- Ba thanh nhôm, đồng, sắt (1).

- Khay đựng cồn và tấm chắn đậy khay đựng cồn để đảm bảo các thanh tăng nhiệt độ giống nhau (2).

- Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh, mặt ghi vạch và kim chỉ thị (3).

- Khi đốt cồn trong khay, đậy nắp chắn lên khay, thì thấy các kim chỉ thị quay. Kim ứng với thanh nhôm quay nhiều nhất, kim ứng với thanh sắt quay ít nhất.

- Khi tắt đèn cồn các kim chỉ thị lại dần quay về vị trí cũ.Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

1. Từ thí nghiệm trên hãy rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt.

2. Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

1
5 tháng 9 2023

Nhận xét: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Từ thí nghiệm trên ta nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt: Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của việc duy trì thân nhiệt ổn định: Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

- Các yếu tố tham gia duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể gồm: cơ chế thần kinh (sự tăng, giảm quá trình dị hóa; phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông dưới sự điều khiển của hệ thần kinh), cơ chế thể dịch (lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm góp phần duy trì ổn định thân nhiệt).

9 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng vì năng lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang tay của em làm tay của em nhận được lượng nhiệt và tăng nhiệt độ.

Khi chạm vào một vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của tay, em cảm thấy nóng vì nhiệt sẽ truyền từ vật sang tay em nên tay sẽ nhận thêm nhiệt và nóng lên.