K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

– Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:

+ Người Anh-điêng (Chủng tộc Môn-gô-lô-it).

+ Người gốc Phi (Chủng tộc Nê-grô-it).

+ Người Tây Ban Nha.

+ Người Bồ Đào Nha.

– Thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ:

+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it.

+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

+ Chủng tộc Nê-grô-it.

18 tháng 1 2023

Sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ (3 khu vực):

– Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 – 4000 m, kéo dài 9000 km theo chiều bắc – nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

– Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn,  đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 – 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.

– Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc – tây nam. Độ cao ở phần bắc từ 400 – 500 m, phần nam 1000 – 1500.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ:

- Đặc điểm nhập cư:

+ Con người cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ cách đây khoảng 20 - 30 nghìn năm (Người Anh-điêng và E-xki-mô di cư từ châu Á sang).

+ Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.

 

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, xuất hiện các đợt di dân từ nhiều khu vực trên thế giới vào Bắc Mỹ.

- Chủng tộc ở Bắc Mỹ: đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc:

+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.

+ Nê-grô-it từ châu Phi.

+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.

 

4 tháng 2 2023

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):

* Cơ cấu theo nhóm tuổi

Châu Âu có cơ cấu dân số già:

- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).

- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).

=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.

4 tháng 2 2023

- Các dòng nhập cư vào Bắc Mỹ:

+ Người da trắng gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

+ Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi.

 

+ Các dòng nhập cư tự nguyện từ châu Âu, châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ.

- Những thuận lợi và khó khăn do dòng người nhập cư đem lại:

Thuận lợi

+ Giảm thiểu tình trạng thiếu lao động.

+ Đem lại sự đa dạng, phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ.

Khó khăn

+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng.

+ Gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống.

- Bắc Mỹ là khu vực có thành phần chủng tộc đa dạng vì: Bắc Mỹ có lịch sử nhập cư lâu dài, đồng thời các chủng tộc ở Bắc Mỹ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

18 tháng 1 2023

-  Vị trí của châu Nam Cực

+ Đại bộ phận diện tích lục địa nằm trong phạm vi của vùng cực Nam.

+ Được bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới khí hậu của châu Nam Cực:

   Do nằm ở vùng cực, nên mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể

==> Châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt

2 tháng 5 2023

-  Vị trí châu Nam Cực:

+ Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi vùng cực Nam.+ Bao bọc bởi ba đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng của vị trí khí hậu của châu Nam Cực:

  - Do nằm ở vùng cực, nên mùa đông đêm kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song. Cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể.

18 tháng 1 2023

Đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a:

– Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc – nam, đông – tây.

– Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 – 1 500 mm/năm).

– Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:

+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 – 1 500 mm/năm.

+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).

– Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).

4 tháng 2 2023

Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:

- Dân cư gồm người nhập cư và người lai.

- Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít di cư từ châu Á sang.

- Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi.

- Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai.

4 tháng 2 2023

- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

 

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…

+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

18 tháng 9 2023

loading...

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.