Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hiện tượng: Dung dịch bromine nhạt dần, sau đó thì mất màu hẳn.
- Giải thích: Cấu tạo phân tử styrene có đặc điểm giống etylene và có đặc điểm giống benzene, do đó có thể dự đoán styrene vừa có tính chất giống alkene, vừa có tính chất giống benzene. Do đó styrene có thể làm mất màu dung dịch bromine ngay điều kiện thường.
\(PTHH:C_6H_5-CH=CH_2+Br_2\rightarrow C_6H_5-CHBr-CH_2Br\)
Nước thải chăn nuôi chứa lượng lớn nitrogen và phosphorus. Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lí, xả vào các ao, hồ, làm tăng hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus) trong ao, hồ gây nên hiện tượng phú dưỡng.
1. Một số biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng phú dưỡng xảy ra ở các ao, hồ:
- Tạo điều kiện để nước trong ao, hồ được lưu thông.
- Xử lí nước thải trước khi cho chảy vào ao, hồ.
- Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm trong năm để hạn chế sự rửa trôi ion NO3−, PO43− từ nguồn phân bón dư thừa vào ao, hồ.
2. Đặc điểm của ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng: xuất hiện dày đặc tảo xanh trong nước; nguồn thuỷ sản trong ao hồ bị suy kiệt; xuất hiện mùi hôi thối khó chịu.
Một số biện pháp đề xuất để cải tạo ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng:
- Sử dụng chế phẩm vi sinh để tăng vi sinh có lợi.
- Xử lí nước thải trước khi đổ vào ao hồ.
- Trồng một số thực vật thuỷ sinh phù hợp với môi trường phú dưỡng: bèo tây, ngổ trâu, cải xoong … Trồng thực vật thủy sinh cũng sẽ làm giảm mức độ dinh dưỡng trong nước ao, hồ và do đó không khuyến khích sự nhân lên của thực vật phù du.
- Nước ao, hồ nên được thay, càng nhiều càng tốt (nên dùng nước đã được xử lý trước khi cấp vào ao).
- Tảo phát triển mạnh trong nước thiếu oxygen. Do đó tăng cường oxygen ngay lập tức bằng việc lắp đặt thiết bị sục khí để khuấy trộn bề mặt ao và giúp giải phóng các loại khí như CO2. Điều này cũng cho phép nước hấp thụ nhiều oxygen hơn, trong thời gian ngắn sẽ giúp giảm sự hiện diện của tảo.
Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hợp chất nitrogen và hợp chất phosphorus trong các nguồn nước, do các tác động từ con người. Theo đó, các nguồn nước thải chưa xử lí triệt để, các nguồn phân bón có thành phần chính như: NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2HPO4 Ca(H2PO4)2 dư thừa chảy vào vùng nước tù đọng làm tăng hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong nước.
Cho muối amoni tác dụng với nước vôi trong để tạo thành amoniac, cho amoniac tác dụng với clo thì sẽ thu được khí nitơ
N H 4 + + O H - → N H 3 + H 2 O
N H 3 + C l 2 → N 2 + H C l
Đáp án B
Để hạn chế nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng trong hồ, ao, vuông... người nuôi thuỷ hải sản nên:
+ Tạo điều kiện để nước trong kênh rạch, ao, hồ được lưu thông.
+ Xử lí nước thải trước khi cho chảy vào kênh rạch, ao, hồ.
+ Sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm trong năm để hạn chế sự rửa trôi ion từ nguồn phân bón dư thừa vào kênh rạch, ao, hồ.
Tất cả các biện pháp trên nhằm hạn chế sự tích tụ các chất dinh dưỡng trong hồ, ao, vuông...
Nước thải, phân bón hoá học chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng như nitrogen, phosphorus … Khi xả nước thải, phân bón hóa học chưa qua xử lí xuống ao, hồ, hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus) trong ao, hồ tăng; nếu không tiêu thụ hết các nguyên tố dinh dưỡng này sẽ gây ra tình trạng dư, thừa, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.
Có thể quan sát được hiện tượng phú dưỡng thông qua sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh trong nước, thủy sản chết, mùi nước ao (hồ) hôi thối…