Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Quy mô dân số: là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (năm 2020).
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: thấp (khoảng 0.05% trong giai đoạn 2015 - 2020).
- Thành phần dân cư: là quốc gia đa dân tộc với khoảng hơn 100 dân tộc. Hơn 80% dân số là người Nga. Một số dân tộc khác là: Tác-ta; U-crai-na; Kats-xki-a; Chu-vát,…
- Cơ cấu dân số:
+ Cơ cấu dân số già: nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 15,5% tổng số dân (năm 2020), tỉ suất tử thô cao.
+ Liên Bang Nga có số nữ nhiều hơn số nam, đặc biệt ở các nhóm tuổi cao.
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình rất thấp, chỉ khoảng 9 người/km (năm 2020).
+ Dân cư phân bố không đều: khoảng 75% dân cư sống tập trung ở phần lãnh thổ phía tây dãy U-ran (phần châu Âu thuộc Nga), trong khi ở các vùng phía bắc và phía đông (như Xi-bia, Viễn Đông) dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng gần như không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 74,8% năm 2020. Các đô thị phần lớn thuộc loại nhỏ và trung bình. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các đô thị lớn nhất của đất nước.
Tham khảo!
+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.
Tham khảo!
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu km2). Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và khu vực Bắc Á cùng phần lãnh thổ Ca-li-nin-grát, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.
+ Phần đất liền trải dài từ khoảng vĩ độ 41°B đến vì độ 77° B và từ khoảng kinh độ 169°T, đến kinh đô 27° Đ.
+ Đất liền trải dài trên nhiều múi giờ và nhiều đới khí hậu.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm trên cả hai châu lục (châu Á và châu Âu).
+ Tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Cara, Baren, Ôkhốt,...
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội Liên Bang Nga:
+ Sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc đã tạo nên một nền văn hóa Nga đa dạng, độc đáo.
+ Nước Nga có nền văn hóa lớn, phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại là tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch thu hút khách du lịch, tham quan, tìm hiểu.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện là tiền đề cho sự yên ổn xã hội, chính trị và phát triển kinh tế.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao cùng nền tảng khoa học - công nghệ lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho Nga phát triển kinh tế với nguồn lao động chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực, nhiều vấn đề xã hội phức tạp…
Xu hướng biến động cơ cấu dân số:
- Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm.
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng nhanh.
- Số dân của Nhật Bản từ sau năm 2005 có xu hướng giảm (năm 2005 là 127 triệu người, dự kiến năm 2025 chỉ còn 117 triệu người).
Tác động:
- Dân số ngày càng già hóa, tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên, áp lực cho xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
- Thiếu đội ngũ lao động kế thừa trong tương lai.
- Xu hướng: tốc độ tăng dân số hàng năm giảm dần, tỉ lệ người già ngày càng lớn.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, có giá trị âm trong nhiều năm. Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020), cơ cấu dân số già.
+ Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km2, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt.
+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.
+ Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%.
- Tác động
+ Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.
+ Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.
+ Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
- Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
- Dân số của nhóm nước đang phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ.
- Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí phúc lợi cho người già rất lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...)
- Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già, nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ. - Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội như: thiếu lao động, chi phí cho phúc lợi người già rất lớn (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sông, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...).
Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.
+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…
Tham khảo!
- Phân tích cơ cấu giới tính và tuổi của dân số Liên bang Nga năm 2020:
+ Nga có cơ cấu dân số nữ nhiều hơn dân số nam ở hầu hết các nhóm tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên, đến nhóm tuổi trên 80 tuổi gần như dân số nữ gấp đôi dân số nam.
+ Nhóm tuổi 25-29 đến 60-64 chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm tuổi 65-69 đến trên 80 tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 đến 20-24.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Cơ cấu dân số nữ nhiều hơn dân số nam ở hầu hết các nhóm tuổi là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ suất sinh thấp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, dân số già hóa vừa là khó khăn trong phát triển kinh tế vừa tăng gánh nặng về an sinh xã hội.
+ Nhóm tuổi 65 - 69 đến trên 80 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm tuổi 0-4 đến 20-24 cho thấy sự già hóa dân số, đây là thách thức trong vấn đề nguồn lao động và chính sách dân số nhằm tránh tình trạng suy giảm dân số.