Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Các dãy núi và các đồng bằng lớn của châu Âu:
- Các dãy núi chính: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy U-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp.
* Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu
- Gồm 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông với đặc điểm là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.
+ Khu vực miền núi:
Núi già: ở phía Bắc và vùng trung tâm, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoải.
Núi trẻ: ở phía nam chủ yếu là các dãy núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1,5 % diện tích lãnh thổ. Điển hình là dãy An-pơ cao đồ sộ nhất châu Âu.
- Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 khu vực):
Địa hình đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...
+ Đặc điểm địa hình khác nhau do nguồn gốc hình thành khác nhau.
Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.
- Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu:
Các đồng bằng chính:
+ Đồng bằng Bắc Âu.
+ Đồng bằng Đông Âu.
+ Các đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.
Các dãy núi chính:
+ D. Xcan-đi-na-vi.
+ D. U-ran.
+ D. An-pơ.
+ D. Các-pát.
+ D. Ban-căng.
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.
- Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Phân bố: phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
+ Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn diện tích, gồm 2 kiểu khí hậu
+ Khí hậu ôn đới hải dương:
Phân bố: các đảo và vùng ven biển phía tây.
Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
+ Khí hậu ôn đới lục địa:
Phân bố: vùng trung tâm và phía đông châu lục.
Mùa hè nóng, mùa dông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Phân bố: phía nam châu lục.
+ Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào,lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.
- Các đới thiên nhiên ở châu Âu (3 đới):
+ Đới khí hậu cực và cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
- Thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa đa dạng:
+ Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gỗ kiến, gà rừng,…
+ Khu vực lục địa phía đông:
Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam (rừng lá kim nghèo thành phần loài chuyển dần sang rừng hỗn giao, thảo nguyên rừng); động vật có nai sừng tấm, gấu,…
Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế, động vật có sơn dương, chó sói, đại bàng,…
Ven biển Ca-xpi xuất hiện bán hoang mạc.
+ Phía nam châu lục: rừng lá cứng địa trung hải phát triển (sồi thường xanh, cây bụi); động vật có cầy đốm, khỉ mặt đỏ,…
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):
* Cơ cấu theo nhóm tuổi
Châu Âu có cơ cấu dân số già:
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).
- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).
* Cơ cấu dân số theo giới tính
Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).
=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.
- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 360B đến 710B.
- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: là châu lục ở phía tây của lục địa Á-Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương.
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:
+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...
+ Bồn địa Lớn.
+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...
+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...
- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:
+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.
- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…
- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…
+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Kể tên và xác định các đồng bằng, các dãy núi chính ở châu Âu:
+ Đồng bằng Tây Âu; Bắc Âu; Đông Âu nằm ở phía đông và trung tâm.
+ Núi già Xcan-đi-na-vi; U-ran: nằm ở phía bắc và vùng trung tâm
+ Núi trẻ: Pi-rê-nê; An-pơ; Cac-pat; Ban-căng, nằm ở phía nam.
- Đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu:
+ Đồng bằng: tạo thành một dải, đồng bằng Đông Âu là lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
+ Núi già: chạy theo hướng bắc-nam.
+ Núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam. Đỉnh En-brut là đỉnh núi cao nhất châu Âu (cao 5642 m).