K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2017

- Giai đoạn 1990- 1996:
+ Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.
+ Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
- Giai đoạn 1998 - 2000:
+ Trong năm 1998, các nước không có sự tăng trưởng (In-đô-nê-xi-a, Phi- líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước); các nước có mức tăng trưởng giảm nhưng không lớn lắm (Việt Nam, Xin-ga-po).
+ Trong năm 2000, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan) và trên 6%/năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).
- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

10 tháng 3 2018

- Giai đoạn 1990 – 1996:

  + Các nước có mức tăng đều: Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam.

  + Các nước có mức tăng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.

- Giai đoạn 1998 -2000:

  + Trong năm 1998, các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, thực chất là kinh tế phát triển kém năm trước).

  + Trong năm 2000, các nước đạt nước mức tăng trưởng dưới 6% năm (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pi, Thái Lan) và trên 6% năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).

- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.

Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người của 1 số quốc gia châu Á.

-Nhận xét : Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

Cô-oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317USD).



27 tháng 10 2018

Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.

- Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

+ Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

+ Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2,15 lần thu nhập bình quân đầu người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Lào.

1 tháng 6 2017

- Hình 1.3, các nước phát triển : tỉ lệ sinh tăng vào đầu thế kỉ XIX, nhưng đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX giảm rất nhanh ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh đến giữa thế kỉ XX, sau đó ổn định lại và có tăng trong giai đoạn 1980-2000. Gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh trong giai đoạn 1800-1850, nhưng giảm nhanh vào giai đoạn 1850-2000.

- Hình 1.4, các nước đang phát triển : tỉ lệ sinh cao và giữ ổn định trong một thời gian dài từ 1800 đến 1950, sau đó giảm mạnh vào giai đoạn 1950-2000 nhưng vẫn ờ mức cao ; tỉ lệ tử giảm rất nhanh ; gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh và dẫn tới bùng nổ dân số từ những năm 1950 đến 2000.

1 tháng 6 2017

Nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển.
- Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường màu xanh là thể hiện tỉ lệ sinh, đường màu đỏ thể hiện tỉ lệ tử, miền màu hồng là gia tăng dân số tự nhiên. Nếu miền màu hồng ngày càng mở rộng, chứng tỏ gia tăng dân số ngày càng cao, ngược lại nếu miền màu hồng bị thu hẹp chứng tỏ gia tăng dân số đang giảm. Như vậy, ở hình 1.4, miền màu hồng được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.

31 tháng 3 2017

- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

4 tháng 6 2017

Trả lời:

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.

- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

4 tháng 6 2017

- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1, 3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.

4 tháng 6 2017

Trả lời
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo (các mảng chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách xa nhau).

31 tháng 3 2017

Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000

- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.



31 tháng 3 2017

- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông
nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.



4 tháng 6 2017

- Đông Nam Á gồm 11 nước.
+ Trên bán đảo Trung Ấn là các nước: Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), Lào (Thủ đô Viêng Chăn), Cam-pu-chia (Thủ đô Phnôm-pênh), Thái Lan (Thủ đô Băng Cốc), Mi-an-ma (Thủ đô Y-an-gun), Ma-lai-xi-a (Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).
+ Trên đảo gồm: In-đô-nê-xi-a (Thủ đô Gia-các-ta), Xin-ga-po (Thủ đô Xin-ga-po), Bru-nây (Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-líp-pin (Thủ đô Ma- ni-la), Đông Ti-mo (Thủ đô Đi-li), Ma-lai-xi-a (ở cả bán đảo và đảo; Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).
- Diện tích của Việt Nam tương đương với Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a song dân số của Việt Nam hơn Ma-lai-xi-a khá nhiều, gấp trên 3 lần và tương đương với dân số của Phi-líp-pin, nhưng mức tăng dân số của Phi-líp-pin cao hơn Việt Nam.
- Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia trong khu vực là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai. Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

4 tháng 6 2017

– Đông Nam Á gồm 11 nước:
+ Trên bán đảo Trung Ấn là các nước: Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), Lào (Thủ đô Viêng Chăn), Cam-pu-chia (Thủ đô Phnôm-pênh), Thái Lan (Thủ đô Băng Cốc), Mi-an-ma (Thủ đô Nây-pi-đô), Ma-lai-xi-a (Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).
+ Trên đảo gồm: In-đô-nê-xi-a (Thủ đô Gia-các-ta), Xin-ga-po (Thủ đô Xin-ga-po), Bru-nây (Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan), Phi-líp-pin (Thủ đô Ma- ni-la), Đông Ti-mo (Thủ đô Đi-li), Ma-lai-xi-a (ở cả bán đảo và đảo; Thủ đô Cua-la Lăm-pơ).
– Diện tích của Việt Nam tương đương với Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a song dân số của Việt Nam hơn Ma-lai-xi-a khá nhiều, gấp trên 3 lần và tương đương với dân số của Phi-líp-pin, nhưng mức tăng dân số của Phi-líp-pin cao hơn Việt Nam.
– Ngôn ngữ được dùng phổ biến tại các quốc gia trong khu vực là: tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai. Các nước trong quần đảo có lợi thế hơn trong sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Các nước còn lại của khu vực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với nhau do không có chung ngôn ngữ để sử dụng.

4 tháng 6 2017

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

4 tháng 6 2017

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.