K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Biểu đồ: 

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:

 

+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.

+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.

+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.

=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

 

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.

- Giải thích:

+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.

7 tháng 11 2023

a) Vẽ biểu đồ: 

loading...

b) Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2000 - 2020, sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới đều tăng. Cụ thể:

+ Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á tăng: 5,4 triệu tấn.

+ Sản lượng cao su của thế giới tăng: 6,9 triệu tấn.

- Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng cao su toàn thế giới. Cụ thể:

+ Năm 2000, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.6% sản lượng toàn cầu.

+ Năm 2010, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 74.1% sản lượng toàn cầu.

+ Năm 2020, sản lượng cao su của Đông Nam Á chiếm 76.4% sản lượng toàn cầu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020

- Nhận xét: Cơ cấu GDP của Liên bang Nga có sự thay đổi giữa năm 2000 và năm 2020. Cụ thể:

+ Giảm cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giảm từ 5,8% năm 2000 xuống chỉ còn 4% năm 2020.

+ Giảm tiếp cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng, giảm từ 33,9% năm 2000 xuống 29,9% năm 2020.

+ Tăng cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 49,7% năm 2000 lên 56,1% năm 2020.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ không đáng kể trong suốt 20 năm, từ 10,6% năm 2000 xuống 10% năm 2020.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

Nhận xét:

Tỉ lệ gia tăng dân số của Mỹ Latinh khá thấp, có sự chênh lệch giữa các quốc gia. 

Có sự gia tăng từ năm 2000- 2015 sau đó giảm dần đến 2020.

12 tháng 12 2019

   - Biểu đồ:

Đề kiểm tra Địa Lí 11 | Đề thi Địa Lí 11

   - Nhận xét:

      + Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ thay đổi ở hai năm 1985, 2004.

      + Khu vực III tỉ trọng cao nhất và tăng dần.

5 tháng 9 2017

   - Biểu đồ miền:

Đề kiểm tra Địa Lí 11 | Đề thi Địa Lí 11

   - Nhận xét:

      + Cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế Ô-xtrây-li-a thay đổi.

      + Cao nhất là khu vực III và tăng.

      + Thấp nhất là khu vực I và giảm.

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển và đang phát triển khác nhau: các nước phát triển có tỉ trọng khu vực III cao, khu vực I thấp; các nước đang phát triển, ngược lại.

6 tháng 6 2017

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển và đang phát triển khác nhau: các nước phát triển có tỉ trọng khu vực III cao, khu vực I thấp; các nước đang phát triển, ngược lại.