K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2019

- Nhận xét :Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển .

- Giải thích :

+ Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào

+ Nguồn nguyên liệu phong phú

Cho mình 1 like nha ^-^

Câu 1 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị có quy mô dân số trên 1000000 người của nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.B. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.C. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.D. Hà Nội, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh. Câu 2 (TH): Đặc điểm nào không đúng với nguồn lao động nước ta?A. Trình độ lao động cao.B. Chất lượng lao động đang được...
Đọc tiếp

Câu 1 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị có quy mô dân số trên 1000000 người của nước ta là

 

A. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.

C. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh.

 

Câu 2 (TH): Đặc điểm nào không đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Trình độ lao động cao.

B. Chất lượng lao động đang được nâng cao.

C. Phần lớn lao động tập trung trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

D. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhạy bén.

Câu 3 (TH): Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo thấp.

B. Phần lớn lao động tập trung trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Xuất khẩu lao động đang là hướng giải quyết việc làm quan trọng nhất.

D. Lao động thành thị chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động nông thôn.

Câu 4 (TH): Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thất nghiệp của nước ta hiện nay là

 

A. tính kỷ luật chưa cao, trình độ lao động còn thấp.

B. cơ cấu đào tạo chưa hợp lí.

C. nền kinh tế chậm phát triển, dân số đông.

D. nguồn vốn tạo việc làm còn hạn chế.

 

Câu 5 (NB): Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện chất lượng cuộc sống ở nước ta được nâng cao?

 

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng cao.

B. Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng tích cực.

C. Thu nhập bình quân đầu người tăng.

D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.

 

Câu 6 (NB): Đâu không phải là đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

A. thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.

B. phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn.

C. tập trung đông đúc ở đồng bằng và cao nguyên

D. tập trung đông đúc tại đồng bằng, ven biển và đô thị

Câu 7 (NB): Đâu không phải biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn?

A. Phân bố lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

C. Đa dạng các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

D. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Dựa vào lược đồ dân số Việt Nam trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam trả lời các câu hỏi (từ C8 đến C13)

Câu 8 (NB): Vùng nào nước ta có mật độ dân số cao nhất?

 

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 9 (NB): Hai đô thị đặc biệt ở nước ta là

 

A. Hải Phòng, Hà Nội.

B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

C. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

D. Đà Nẵng, Hải Phòng


 

Câu 10 (NB): Mạng lưới đô thị nước ta có mấy loại?

 

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

 

Câu 11 (VD): Đà Lạt thuộc đô thị loại mấy?

 

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 12 (NB): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Tập  trung đông đúc ở các vùng .....................và ....................; thưa thớt ở ..................... và ............................

Câu 13.(VD): Hà Nội,TP HCM, Hải Phòng là các đô thị có quy mô dân số

 

A. trên 1000.000 người.

B. từ 500.001 – 1000.000 người.

C. từ 200.001 – 500.000 người.

D. từ 100.000 – 200.000 người

 

 

Câu 14. (TH): Việc tập trung lao động có trình độ cao ở các thành phố lớn gây khó khăn

A. việc bố trí, sắp xếp việc làm.

B. phát triển các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.

C. thiếu lao động có trình độ ở miền núi và trung du.

D. thiếu lao động chân tay cho các ngành cần nhiều lao động.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng khi noi về cơ sở- vật chất kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở nước ta?

A. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

B. Đang từng bước được cải thiện và hiện đại.

C. Góp phần làm cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn.

D. Cơ sở vật chất kỹ thuật không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số vùng.

Câu 16.  Ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài.

B. mang lại hiệu quả cao.

C. dựa  hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và thay đồi cơ cấu kinh tế.

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển ở vùng nào?

 

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miển núi Bắc Bộ.

 

Câu 18. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn nước ta giai đoạn 2000-2015. (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Tổng

Khai thác

Nuôi trồng

2000

2250,9

1660,9

590,0

2010

5142,7

2414,4

2728,3

2012

5820,7

2705,4

3115,3

2015

6582,1

3049,9

3532,2

 

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2000-2015?

A. Tổng sản lượng thủy sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000-2015.

B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng.

C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn vượt thủy sản nuôi trồng trong giai đoạn 2010-2015.

D. Sản lượng thủy sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản thủy sản nước ta.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng khi nói về ngành dịch vụ?

A. Đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống.

B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

C. Cơ cấu càng đa dạng khi nền kinh tế càng phát triển.

D. Gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.

Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 cho biết quốc lộ 1A không đi qua tỉnh nào sau đây?

 

A. Quảng Nam.

B. Lâm Đồng.

C. Khánh Hòa.

D. Bình Thuận.

 

Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 trả lời các câu hỏi sau(từ C21 đến C 24)

Câu 21. Cây lương thực chính ở nước ta là gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Ngô được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng.

B. Lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng.

C. Sắn được trồng nhiều ở trung du.

D. Lạc được trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng duyên hải.

Câu 22. Trâu được nuôi nhiều ở vùng nào?

 

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

Câu 23. Lợn được nuôi nhiều ở đâu? Vì sao?

A. Ở các vùng trung du.

B. Ở các vùng đồng bằng và trung du.

C. Ở các vùng đồng bằng nơi có nguồn thức ăn dồi dào.

D. Ở các vùng đồng bằng nơi có nguồn thức ăn dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 24. Cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng nào?

 

A. Tây Nguyên và Tây Bắc.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

Câu 25. Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, em hãy kể tên 5 tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất ở nước ta.

1.............................  2............................   3................................  4................................ 5...............................

 

Câu 26. Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, em hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở nước ta.

1........................  2.........................  3.........................  4..........................5..........................6..........................

 

Câu 27. Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, em hãy cho biết các nhà máy thủy điện nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?

 

A. Tây Bắc và Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

 

Câu 28.  Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, em hãy cho biết các các sân bay quốc tế ở nước ta?

 

1...............................  2................................  3.................................  4........................................

 

Câu 29.   Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, em hãy cho biết đường Hồ Chí Minh nối  liền 2 thành phố nào? …………………………………………………………………………………………………….

 

Câu 29.   Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết vùng nào có sản lượng thuỷ sản lớn nhất nước ta? …………………………………………………………………………………………………….

 

 

6
19 tháng 11 2021

D

19 tháng 11 2021

mấy câu phải viết kết quả ra thì mk làm dc rùi

21 tháng 10 2023

Theo Atlat địa lý Việt Nam, sản xuất và phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng là khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất của Việt Nam, với các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, và Hòa Bình. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, lúa mì, ngô, đậu, đường, bánh mì, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, và Hậu Giang. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Miền Trung cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. 

30 tháng 10 2023

Các tỉnh ở Đông Nam Bộ của Việt Nam có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp chiếm hơn 50% so với diện tích gieo trồng bao gồm:

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Tỉnh Bình Dương

- Tỉnh Đồng Nai

- Tỉnh Tây Ninh

- Tỉnh Bình Phước

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì một số lý do sau:
- Điều kiện khí hậu phù hợp: Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt và nhiệt độ cao quanh năm, điều kiện này thích hợp cho cây cao su phát triển.

- Đất phù hợp: Đất ở vùng này thường giàu dinh dưỡng và thích hợp cho việc trồng cây cao su. Các loại đất laterite phù hợp với cây cao su.

- Tiềm năng kinh tế: Cao su là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc trồng cây cao su có thể mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân và là nguồn thuế quan trọng cho các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

- Công nghiệp chế biến: Vùng Đông Nam Bộ có các nhà máy chế biến cao su và cơ sở hạ tầng phát triển cho ngành công nghiệp này, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường và chế biến sản phẩm cao su.

Vì những lý do này, cây cao su đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng và một phần quan trọng của nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

11 tháng 3 2022

Tham khảo :

 

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...

24 tháng 3 2022

 Biên Hòa

24 tháng 3 2022

B

3 tháng 2 2021

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

3 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nhé 

 

28 tháng 11 2021

1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Thế mạnh: 

+ Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.

+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung

+ Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)

+ Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

+ Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản

- Hạn chế:

+ Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức

+ Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới

+ Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp

+ Thiếu lao động có trình độ chuyên môn

2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

- Nhận xét: Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...

+ Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.

+ Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.

- Một số trung tâm công nghiệp điển hình:

+ Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện

+ Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí

+ Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ

+ Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy-

+ Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng