K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2016

Đời sống của ếch(lớp lưỡng cư):

-Ếch vừa sống ở nước vừa sống ở cạn.

-Kiếm ăn vào ban đêm.

-Có hiện tượng trứ đông.

-Là động vật biến nhiệt.

-Phát triển qua biến thái.

-Sinh sản:

+Ếch trưởng thành->Đẻ trứng-> Nòng nọc->Ếch con.

Đời sống của thằn lằn bóng(bò sát):

-Sống ở nơi khô ráo.

-Thích phơi nắng.

-Có hiện tượng trú đông.

-Là động vật biến nhiệt.

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+Đẻ từ 5->10 trứng.

+ Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

Đời sống của bồ câu(chim):

-Sống trên cây. 

-Có tập tính làm tổ.

-Là động vật hằng nhiệt(đẳng nhiệt).

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+ Trứng có vỏ đá vôi.

+Con non yếu.

Đời sống của thỏ(thú):

-Sống ven rừng.

-Kiếm ăn về chiều và đêm.

-Ăn cỏ,lá,...bằng cách gặm nhấm.

-Là động vật hằng nhiệt.

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+ Có hiện tượng thai sinh.

+Con non yếu.

29 tháng 9 2016

uk

 

16 tháng 3 2016

1) Đời sống
Koala, hay gấu túi (danh pháp khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae, và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat. Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Nó có chiều dài cơ thể khoảng 60–85 cm (24–33 in) và khối lượng 4–15 kg (9–33 lb). Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Koala ở các quần thể phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các cá thể sống ở phía nam. Có thể các quần thể này thuộc các phân loài riêng biệt, nhưng điều này không được công nhận.

2) Sinh sản:
Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kì mang thai là 35 ngày. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và cái thường giao hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.

Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala khi lọt lòng mẹ trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó (có thể đóng mở theo ý muốn của koala mẹ) và bám vào một trong hai núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa. Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông. Sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi.

3) Vai trò: Làm phong phú cho hệ sinh thái của TĐ.

16 tháng 3 2016

Sinh sản: Độ tuổi sinh sản ở thú Koala là từ 2 đến 3 tuổi ở con cái và từ 3 đến 4 tuổi ở con đực. Thú Koala mang thai trong vòng 35 ngày thì hạ sanh một gấu Koala con, rất hiếm khi chúng ta bắt gặp trường hợp gấu Koala sinh đôi mà chúng thường chỉ sinh một con cho một chu kì mang thai. 

 

6 tháng 12 2016

-- Các loài Cá xương thật có hàm trên và mảnh trước hàm chuyển động được và có cấu trúc thay đổi tương ứng với cấu trúc của hệ thống cơ hàm. Sự thay đổi này giúp cho chúng có thể đưa quai hàm ra phía trước miệng. Vây đuôi của cá có dạng đồng hình, tức là cả thùy trên và thùy dưới đều cân xứng và kích thước, hình dạng giống nhau. Cột sống cá kết thúc tại phần gốc của vây đuôi, đặc điểm này giúp phân biệt phân thứ lớp Cá xương thật với các nhóm cá khác có cột sống kéo dài đến tận thùy trên của vây đuôi
-- Bộ xương của nhóm cá này là chất sụn. Dây sống có ở các loài cá trong nhóm khi còn non sẽ dần dần được thay thế bằng sụn. Cá sụn cũng không có xương sườn, do đó nếu chúng rời khỏi môi trường nước thì trong lượng của chính cơ thể của các loài lớn có thể đè bẹp các cơ quan nội tạng của chúng trước khi chúng có thể bị chết ngạt. Do chúng không có tủy xương, nên các hồng cầu được sản xuất trong lá lách và mô đặc biệt xung quanh các tuyến sinh dục. Chúng cũng được sản xuất trong cơ quan gọi là cơ quan Leydig chỉ có ở các loài cá sụn, mặc dù một số loài không có cơ quan này. Cơ quan độc đáo duy nhất khác là cơ quan mô bám ở mặt bụng của thận có lẽ có vai trò của hệ miễn dịch. Phân lớp Holocephali, là một nhóm rất chuyên biệt hóa, thiếu cả hai cơ quan trên.

6 tháng 12 2016

dài quá, mới lớp 7 thôi màk !

25 tháng 11 2017

éo

mk định giúp nhưng bạn nói zậy làm mk hết hứng roe

21 tháng 10 2016

Sơ đồ phát triển của cây đậu:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của cây đậuSơ đồ phát triển của con người:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của con người

21 tháng 10 2016

Sơ đồ phát triển của châu chấu:

Sơ đồ phát triển của con ếch:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ phát triển của con ếch

5 tháng 12 2016

có trong SGK hết á bạn.

27 tháng 12 2021

nịt

 

28 tháng 4 2016

Hình thức đẻ con tiến hóa hơn hình thức đẻ trứng là vì:

+ Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai. 

 + Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.

Ý nghĩa:

 Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp

ko bik đúng hay sai nữa hihi

2 tháng 5 2016

Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?

Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng…
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.

Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?

Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.

Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?

Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập…
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.

Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?

Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
– Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?

Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.
Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của chúng đến quá trình trên.

Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.

Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron  + estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?

Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được thai.

Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như thế nào?

Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
– Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi…
– Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,…
– Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…

Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?

Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103

Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử, về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?

Lời giải
– Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000×100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
– Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000×100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào

II- bài tập tự  giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?
Bài 7 : Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài  8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

Về quảng cáo
 

Rate this:

 
 
 
 
 
 
 
20 Phiếu

 

Chia sẻ:

  • Facebook7
  • Google
  • Twitter
  • Print
  • Thêm
  •  
 
 

Related

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

In "Sinh học 12"

Câu hỏi ôn tập: Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Câu 1. Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Tính đặc trung và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN…

In "Học sinh giỏi"

Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh…

In "Sinh học 10"

Sinh học 11 sinh 11
 
← Sinh sản ở thực vật (ôn tập)Bài 2: Phiên mã và dịch mã →
 

 

  1.  
     
     
     
     
     
 
 
 
 
 
 

 

 
12 tháng 11 2016

- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển,oc anh vu

- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...

11 tháng 11 2016

Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm :

- Làm đồ trang sức

- Làm vật trang trí

- Làm đồ mĩ nghệ

 

25 tháng 3 2016

Tim có 3 ngăn,máu đi nuôi cơ thể là máu pha có ở nhóm động vật lưỡng cư. Các loài động vật đó là: ếch, các cóc Tam Đảo, ễnh ương, cóc,...

25 tháng 3 2016

Ếch,Cóc