K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đừng sợ vấp ngã

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì…

Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đ-xnây-len.

Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.

Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục)

a) Hãy cho biết trong những từ in đậm, từ nào vay mượn gốc Hán, từ nào vay mượn gốc Ấn - Âu? (0,5 điểm)

b) Tìm thành phần biệt lập trong câu sau: “Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Cho biết đó là thành phần gì. (0,5 điểm)

c) Tìm khởi ngữ trong câu sau: “Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp”. Viết lại thành câu không có khởi ngữ. (0,5 điểm)

d)  Em có đồng ý với ý kiến: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình”. Vì sao? (0,5 điểm)

1
26 tháng 11 2021

a, Từ mượn tiếng Hán: thất bại

Từ mượn tiếng Ấn- Âu: ô -pê-ra

b, TPBL phụ chú 

“Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Cho biết đó là thành phần gì.

c, Khởi ngữ: Về môn Hóa

Viết lại câu:

Ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp ở môn Hóa 

d, Có đồng ý vì sau mỗi lần thất bại là 1 lần có thêm kinh nghiệm, vậy nên chúng ta phải cố gắng học tập sau mỗi thất bại để nắm bắt cơ hội đến thành công, đừng nản chí, bỏ cuộc mà hãy cố gắng hết mình. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ . Lần đầu tiên chập chững bước đi , bạn dã bị ngã . Lần đầu tiên tập bơi , bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn , bạn có đánh trứng bóng không ? Không sao đâu vì ... Oan Đi - xnày từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng . Ông cũng nếm mùi phá...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ . Lần đầu tiên chập chững bước đi , bạn dã bị ngã . Lần đầu tiên tập bơi , bạn uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn , bạn có đánh trứng bóng không ? Không sao đâu vì ... Oan Đi - xnày từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng . Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi - xrây - len . Lúc còn học phổ thông , Lu - i Pa - xtơ chỉ là một học sinh trung bình . Về môn Hoá , ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp . Lép Tôn - xtôi , tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình , bị đình chỉ học đại học vì " vừa không có năng lực , vừa thiếu ý chí học tập " . Hen - ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công . Ca sĩ ô - pê - ra nổi tiếng En - ri - cô Ca - ru - xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát dược . Vậy xin bạn chở lo sợ thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình . ( Theo Trái tim có điều kì diệu ) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên . Câu 2 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong phần mở bài của bài viết . Câu 3 : Chi ra một phép liên kết được sử dụng trong văn bản . Câu 4 : Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì : Lép Tôn - xtôi , tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình , bị đình chỉ học đại học vì " vừa không có năng lực , vừa thiếu ý chí học tập " Giúp mình với !!!

0
Đọc -Hiểu (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:                                             ĐỪNG SỢ VẤP NGÃĐã bao lần bạn vấp ngã mà  không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu...
Đọc tiếp

Đọc -Hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                                             ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà  không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì ...

Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.

 Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

 Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập".

 Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Câu 1.(0,5 điểm)Xác định PTBĐ chính của văn bản?

Câu 2(0,5 điểm). Xác định khởi ngữ trong câu : Về môn Hóa ,ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Câu 3(1 điểm).Theo tác giả bài viết thì : Vì sao ta không nên sợ thất bại?

Câu 4.(1 điểm) Em hiểu gì về câu nói : Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết  mình

Câu 1. (2 điểm) : Từ nội dung văn bản đọc hiểu , em hãy bàn về tính tự tin . Viết thành đoạn văn khoảng 200 chữ

Câu2 (5 điểm).Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi “ của Lê Minh Khuê .(SGK Ngữ văn lơp 9-Tập 2).

 

0
Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dướiLần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ...
Đọc tiếp

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ

bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một

vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,

họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

1. Giải nghĩa từ "phong cách" trong tiêu đề của văn bản này. Giải thích vì sao văn bản Phong cách Hồ Chí Minh lại

được xem là văn bản nhật dụng? (1,0 điểm)

2. Ghi lại trong đoạn văn trên các từ thuộc trường từ vựng truyện cổ tích và trường từ vựng giản dị. Việc sử dụng

đan xen hai trường từ vựng này trong đoạn văn mang lại hiệu quả gì? (1,0 điểm)

3. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết và cũng không tha thiết với những giá trị văn hoá truyền thống: từ trang

phục, nghệ thuật đến lịch sử của dân tộc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình

về hiện tượng trên.(3,0 điểm)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. Cho biết

tên tác giả. (0,5 điểm)

 

Giúp mình với ạ!!!!!

0
12 tháng 9 2018

Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :

Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .

Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .

Mình chọ ý kiến 2 , cho xin . 

12 tháng 9 2018

Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.

Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!

12 tháng 6 2018

tk nha

12 tháng 6 2018

bạn đổi rồi à

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một  miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:   -Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.   Nhìn bàn tay mảnh...
Đọc tiếp

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một  miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

   -Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

   Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

1 Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp đó 

2 Giải thích từ “ ân hận” trong câu: “...không hiểu sao tôi thấy ân hận quá.”

3 Em hãy hình dung ra gương mặt của người anh như thế nào khi thấy người em đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho người anh? 

4 Qua đoạn trích trên em rút ra được bài học gì về tình cảm anh em trong gia đình ? 

1
8 tháng 1 2022

 
câu 1
lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
dấu hiệu để nhận biết dấu gạch ngang trước lời dẫn
 

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua...
Đọc tiếp

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?

1
14 tháng 4 2020

C1: Thao tác lập luận bác bỏ

Còn lại b tra trên mạng nhé!

 Giusp mình phần này với ạĐề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên...
Đọc tiếp

 

Giusp mình phần này với ạ

Đề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nến kinh tế mới chứa đợng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Vũ Khoan - SGK 9 –Tập II)

Hãy viết một văn bản nghị luận, trình bày suy nghĩ của em về những cách học (học chay, học vẹt) mà em cần thay đổi để có kết quả học tập tốt nhất.

0