Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì:
- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
- Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
- Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
Hai từ Hán Việt là:
- Vong ân: tức là mình quên đi cái ơn của người khác.
- Bội nghĩa: là mình không đối xử tốt với người đã mang nhiều nghĩa tình với mình.
Bài làm :
-Qua bài văn , em hiểu về tình cảm lời khuyên thấm thía của người bố , nhắc cho con nhớ: tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó và người bố rất yêu thương con, muốn cho con sau này nên người, ko muốn thấy con bất hiếu với mẹ.
-Em rút ra được bài học quý giá đó là: người mẹ có thể hi sinh vì con, hết lòng yêu thương con, Vì thế đừng thốt ra lời nặng với mẹ .Phải kính trọng tình cảm thiêng liêng đó vì chỉ có cha mẹ mới cho tình cảm lớn lao như vậy.
xin hay nhất ạ
Suy nghĩ của em là người bố muốn En-ri cô phải biết yêu thương mẹ, làm cho mẹ vui để mẹ hôn lên trán En-ri-cô. Hôn lên trán En-ri-cô đễ xóa đi cái vong ơn bội nghĩa mà En-ri-cô đã làm với mẹ của mình và bố cũng muốn en-ri-cô sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện bản thân của mình hơn
Suy nghĩ của em về câu nói: " con hãy cầu xin mẹ hôn con để cái hôn ấy xóa đi sự vong ân bội nghĩa trên trang con" là: Trong cuộc đời của mỗi con người, ai ai cũng có một lần mắc phải những lỗi lầm. Tất cả mọi tội lỗi của người con sẽ dễ dàng được người mẹ tha thứ hay không? Một người con vô lễ với mẹ mình trước mặt cô giáo nhưng đây cũng chính là người mà mẹ yêu thương nhất. Cả cuộc đời mẹ đều dành trọn cả cho người con nhưng ở đây người con không hề biết quan tâm và quý trọng những tình cảm thiêng liêng và quý giá ấy. Bạn hãy tự đặt mình vào người mẹ ( nhân vật câu chuyện) thì bạn có tha thứ cho người con hay không? Chỉ một cái hôn nhỏ thôi cũng đủ làm người mẹ quên đi những gì mà con làm cho mình. Vì vậy hãy xin lỗi mọi sự việc đã làm sai và từ đó rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân hơn.
Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
#Mi nhon
- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.
- Hợp với hình tượng trung tâm của văn bản: Người mẹ.
- Thể hiện sâu sắc tình cảm và thái độ trân trọng của bố dành cho mẹ.
- Tăng tính khách quan cho lời tâm tình của người kể (của bố), cho sự việc và hình tượng được nói đến (là mẹ).
=> Đề cao hình tượng người mẹ.