Help me!mọi ng giúp e vs...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2016

Tiếng cười trong truyện cười Treo biển bật ra ở phía người góp ý. Người góp ý đã không hiếu mục đích của những từ ngữ được ghi đầy đủ ở biển quảng cáo của cửa hàng cá. Cả bốn người lần lượt đều đưa ra cái lí đáng cười: bỏ đi những chữ cần thiết trong biển quảng cáo đó (tươi - ở đây - có bán - cá), góp ý đến mức làm cho chủ nhà hàng không còn trưng biển nừa. Tiếng cười được bật ra khi ta nghĩ đến những kẻ chỉ thích can thiệp vào chuyện cua người khác. Tiếng cười cũng được bật lên từ phía người tiếp thu ý kiến của người khác. Chủ cửa hàng đã tiếp thu góp ý một cách quá dễ dãi, không cần suy nghĩ, xem xét đúng sai.

 

4 tháng 11 2016

bạn có diễn kịch ko

17 tháng 4 2017

Chi tiết buồn cười:

     + Nhà hàng treo một tấm biển thừa thông tin

     + Khi thấy khách hàng chê thì vội vã sửa theo ý khách mà không suy nghĩ.

     + Xóa dần những chữ có trên biển quảng cáo

     + Nhà hàng dẹp biển quảng cáo.

- Chi tiết buồn cười nhất là dẹp hẳn chiếc biển quảng cáo: thể hiện sự thụ động, không có chủ kiến của người tiếp nhận (chủ cửa hàng)

1 tháng 12 2016

Nhà hàng nghe theo, cắt bớt dần và cuô"i cùng cất cả cái biển đi - > gây cười. Vì tướng rằng làm vừa lòng khách * Gây cười: Sự thống nhất giữa các ý kiến cùng chê bai sự dài dòng, dư thừa của nội dung biên, sự chiều lòng khách của chủ cửa hàng.

 

2 tháng 12 2016

Thanks you ^_^

1 tháng 11 2016

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa” Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi. Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời. Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn. Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!” Đề bài: Kể vể một thầy giáo mà em quý mến. Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5. Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, Bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai. ...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.

1 tháng 11 2016

Bây h mà chưa xog àk?

13 tháng 8 2019

Sau khi đọc truyện mỗi lần bác chủ bỏ một phần của tấm biển đi là những chi tiết gây cười nhiều nhất cho em. Nhà hàng không hề có sự suy nghĩ hay phản bác gì cả mà lại nhanh nhảu làm theo các ý kiến góp ý như một cái máy.

10 tháng 11 2018

1.
Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng ("Ở đây có bán cá tươi") có bốn yếu tố:
- "Ở đây": thông báo địa điểm cửa hàng.
- "Có bán": thông báo hoạt động của cửa hàng.
- "Cá": thông báo loại mặt hàng.
- "Tươi": thông báo chất lượng mặt hàng.
Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
2.
Có bốn vị khách "góp ý" về tấm biển ở cửa hàng bán cá:
- Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ "tươi"
- Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ "ở đây”
- Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ "có bán"
- Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.
* Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.
- Nếu bỏ chữ "tươi", là làm mất đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng còn có thể được chấp nhận.
- Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ địa điểm "ở đây" mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tôi nghĩa và thiếu lịch sự đối với khách hàng.
- Khi bỏ đi cả chữ "có bán" chỉ để lại một từ "cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.
- Đến ý kiến cuối cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì "ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ "cá". Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.
3.
Những chi tiết làm ta cười là mỗi lần có người góp ý thì nhà hàng không cần suy nghĩ, "nghe nói, bỏ ngay". Ta cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biến quảng cáo để làm gì.
Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ "cá". Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ "cá" và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.
4.
- Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên một tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.
- Khi được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

11 tháng 11 2018

1)Nội dung của tấm biển ó 4 yếu tố và có ý nghĩa:

- Ở đây: Địa điểm

- Có bán: Hoạt động

- Cá: Mặt hàng

- Tươi: Chất lượng của sản phẩm.

2) Có 4 người góp ý về cái biển:

- Ý kiến thứ nhất là bỏ từ "Tươi" đi, làm mất đi khẳng định về chất lượng tốt của sản phẩm, nhưng trong trường hợp này có thể bỏ được.

- Ý kiến thứ hai là bỏ " Ở đây" Làm câu trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự với khách hàng.

- Ý kiên thứ ba là bỏ: " Có bán" Làm ra chiếc biển chỉ còn mỗi từ " Cá" lúc này, câu rất trống trơn, thể hiện ko tôn trọng và thiếu lịch sự với khách.

- Ý kiến cuối là hạ luôn cái biển. Mục đích đầu khi treo biển là để quảng cáo cho khách biết ở đây bán cá tươi, nhưng khi dỡ biển xuống, tác dụng của chiếc biển quảng cáo không còn nữa.

3) Đọc truyện này, những chi tiết làm em cười là những chi tiết người ta nhận xét về cái bảng. Khi dỡ cái bảng xuống là chi tiết đáng cười đc bộc lỗ rõ nhất. Vì khi ấy từ một chiếc biển đã bị dỡ hẳn sau những lời nhận xét của mọi người. Những lời nhận xét ấy nghe cũng rất đúng nhưng nếu xem lại hậu quả mà khi sửa cái biển thì lại rất phi lý.

4) Ý nghĩa:

- Khuyên người ta cần có sự tự tin và chủ kiến riêng cho mình.

15 tháng 11 2016

Câu 1 :

Tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá đề biển: “ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ “Ở đây có bán cá tươi”, đến “Ở đây có bán cá”, rồi “Có bán cá”. Còn một chữ “Cá” cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

Câu 2 :

Lời kể:

Cần chú ý thể hiện: giọng “nửa đùa nửa thật” của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

Chúc bn hok tốt !

15 tháng 11 2016

Bài 1:Một cửa hàng bán cá đề biển: "ở đây có bán cá tươi". Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ "Ở đây có bán cá tươi", đến "Ở đây có bán cá", rồi "Có bán cá". Còn một chữ "Cá" cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

Bài 2:Cần chú ý thể hiện: giọng "nửa đùa nửa thật" của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

13 tháng 11 2016

có phải là nêu yếu tố không

13 tháng 11 2016

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

 

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.


 

13 tháng 11 2016

D