Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:
- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên
+ Phía bắc: nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ, bao quanh sơn nguyên I-ran và A-na-tô-ni.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.
+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo Arap.
- Khí hậu: khô hạn, mùa hạ nóng, khô; mùa đông khô, lạnh.
- Thực vật: phía tây bắc là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải rừng lá cứng phát triển.
- Sông ngòi: có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.
- Khoáng sản: chiếm ½ lượng dầu mỏ thế giới và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
- Những nơi khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
- Khu vực phía đông (mưa nhiều hơn): trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (điển hình là cây cà phê), chăn nuôi gia súc.
- Những khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.
- Về đặc điểm kinh tế:
+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, …
+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm củakinh tế trong lãnh địa.
+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.
- Về đặc điểm xã hội:
+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ.
+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự.
+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.
Tham khảo:
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:
- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...
- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…
- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.
- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng vương.
+ Năm 965, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
+ Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp loạn các sứ quân khác.
+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc:
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng loạn lạc, thống nhất đất nước.
+ Xây dựng nhà nước, đúc tiền để lưu hành, định quan chế, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đặt nền móng cho thời kì ổn định lâu dài của nước Việt ta.
Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp, cụ thể:
- Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng,… đã cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên của cải, buôn bán nô lệ… với lợi nhuận khổng lồ, họ trở nên giàu có và biến họ thành giai cấp mới, giai cấp tư sản.
- Những người nông dân, thợ thủ công, nông nô bị mất ruộng đất, tư liệu sản xuất, bị phá sản. Nô lệ thì bị bắt và bán đi. Họ trở nên nghèo túng, là tầng lớp thấp kém, phải đi làm thuê => trở thành một giai cấp mới, giai cấp vô sản.
Mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản là mối quan hệ giữa ông chủ- giai cấp tư sản thuê mướn công nhân, thu lợi nhuận. Và người lao động làm thuê-giai cấp vô sản.
Một số thành tựu giáo dục thời Lý:
- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại
- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…
Một số thành tựu văn hóa thời Lý:
Thành tựu | Lĩnh vực |
Tôn giáo | Phật giáo: thịnh hành, quý tộc, quan lại, nhân dân tin theo. |
Văn học | - Nhiều thể loại thơ ca, tản văn, truyện kể - Tác phẩm: Chiếu dời đô, Thị đệ tử, Nam quốc sơn hà… |
Nghệ thuật | Ca múa. Trò chơi dân gian: đá cầu, đấu vật, đua thuyền… |
Kiến trúc, điêu khắc | Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột |
Tham khảo:
Châu Phi có nhiều di sản được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,… có giá trị nổi bật toàn cầu.
Các di sản được tôn vinh mang lại giá trị về văn hóa, thẩm mĩ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.
Giá trị và ý nghĩa của các di sản lịch sử của châu Phi:
Các di sản lịch sử được tôn vinh mang lại giá trị văn hóa, thẩm mỹ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút du lịch.